Tác phẩm của Trần Nguyên được chia sẻ nhiều vì phù hợp không khí ngày Tết. Trong hình là bức Hương vị Tết, được họa sĩ sáng tác đầu năm nay. Tranh sử dụng chất liệu sơn dầu, kích thước 70x100 cm.
Tác giả tái hiện khung cảnh chuẩn bị đón Tết của một gia đình ở vùng quê Bắc Bộ. Trên chõng tre được đặt ngoài sân, một mâm quả, bó hoa được bày biện đầy đủ, bên cạnh là chiếc nồi lớn dùng để luộc bánh chưng. Trong khi ông lão đang cắm hoa đào, những đứa trẻ ngồi bên chơi đùa, trò chuyện.
Tác phẩm của Trần Nguyên được chia sẻ nhiều vì phù hợp không khí ngày Tết. Trong hình là bức Hương vị Tết, được họa sĩ sáng tác đầu năm nay. Tranh sử dụng chất liệu sơn dầu, kích thước 70x100 cm.
Tác giả tái hiện khung cảnh chuẩn bị đón Tết của một gia đình ở vùng quê Bắc Bộ. Trên chõng tre được đặt ngoài sân, một mâm quả, bó hoa được bày biện đầy đủ, bên cạnh là chiếc nồi lớn dùng để luộc bánh chưng. Trong khi ông lão đang cắm hoa đào, những đứa trẻ ngồi bên chơi đùa, trò chuyện.
Trong bức vẽ Hương vị ngày Tết, Trần Nguyên tiếp tục tả khung cảnh người dân chuẩn bị đón năm mới với bánh chưng, quất, mâm quả.
Họa sĩ cho rằng đối với người Việt, Tết cổ truyền là ngày lễ thiêng liêng, dịp gia đình được đoàn viên, sum họp. Qua các sáng tác, họa sĩ mong muốn lưu giữ giá trị, nét đẹp văn hóa xưa, gửi thông điệp trân trọng từng phút giây bên gia đình.
Trong bức vẽ Hương vị ngày Tết, Trần Nguyên tiếp tục tả khung cảnh người dân chuẩn bị đón năm mới với bánh chưng, quất, mâm quả.
Họa sĩ cho rằng đối với người Việt, Tết cổ truyền là ngày lễ thiêng liêng, dịp gia đình được đoàn viên, sum họp. Qua các sáng tác, họa sĩ mong muốn lưu giữ giá trị, nét đẹp văn hóa xưa, gửi thông điệp trân trọng từng phút giây bên gia đình.
Bức Chợ Tết khắc họa một phiên chợ quê.
Trần Nguyên cho biết nhiều năm đi học, đi làm xa nhà nhưng ký ức về Tết xưa vẫn tồn tại trong tâm trí anh. Vì cuộc sống ngày càng phát triển, không khí Tết cũng dần thay đổi qua từng năm khiến họa sĩ luôn tiếc nuối. "Hình ảnh ông bà, bố mẹ cùng các cháu chuẩn bị những mâm ngũ quả, sửa soạn cành đào Tết, gói bánh dưới mái hiên nhà để lại trong tôi ký ức không bao giờ quên", tác giả cho hay.
Bức Chợ Tết khắc họa một phiên chợ quê.
Trần Nguyên cho biết nhiều năm đi học, đi làm xa nhà nhưng ký ức về Tết xưa vẫn tồn tại trong tâm trí anh. Vì cuộc sống ngày càng phát triển, không khí Tết cũng dần thay đổi qua từng năm khiến họa sĩ luôn tiếc nuối. "Hình ảnh ông bà, bố mẹ cùng các cháu chuẩn bị những mâm ngũ quả, sửa soạn cành đào Tết, gói bánh dưới mái hiên nhà để lại trong tôi ký ức không bao giờ quên", tác giả cho hay.
Chiều 30 Tết là bức vẽ tâm đắc nhất của Trần Nguyên. Tranh kể câu chuyện đón năm mới của gia đình anh, khi ông bà gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả trên chiếc chõng tre. Căn nhà xưa với sân gạch và bể nước mưa bám đầy rêu gợi nhiều cảm xúc cho họa sĩ.
Chiều 30 Tết là bức vẽ tâm đắc nhất của Trần Nguyên. Tranh kể câu chuyện đón năm mới của gia đình anh, khi ông bà gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả trên chiếc chõng tre. Căn nhà xưa với sân gạch và bể nước mưa bám đầy rêu gợi nhiều cảm xúc cho họa sĩ.
Cảnh gói và luộc bánh chưng của một gia đình ở quê, trong bức họa Ngày áp Tết.
Trong các sáng tác, họa sĩ đều sử dụng chất liệu sơn dầu, những tông màu hoài cổ và vẽ theo lối tả thực. Từ khi lên ý tưởng, phác thảo cho đến lúc hoàn thiện, tác giả mất khoảng ba tuần cho một tác phẩm nhưng cũng có một số bức mất vài tháng mới hoàn thành.
Cảnh gói và luộc bánh chưng của một gia đình ở quê, trong bức họa Ngày áp Tết.
Trong các sáng tác, họa sĩ đều sử dụng chất liệu sơn dầu, những tông màu hoài cổ và vẽ theo lối tả thực. Từ khi lên ý tưởng, phác thảo cho đến lúc hoàn thiện, tác giả mất khoảng ba tuần cho một tác phẩm nhưng cũng có một số bức mất vài tháng mới hoàn thành.
Tác phẩm Tết sum vầy.
Ngoài thời gian vẽ, Trần Nguyên tranh thủ đi thực tế ở các khu làng cổ như Đường Lâm, Cự Đà để tìm hiểu về truyền thống, văn hóa của làng quê. Vì phong cảnh mẫu đang dần mai một, không còn nguyên trạng, anh phải hỏi thêm người dân địa phương để chắp nối chi tiết, tạo bối cảnh hoàn chỉnh.
Tác phẩm Tết sum vầy.
Ngoài thời gian vẽ, Trần Nguyên tranh thủ đi thực tế ở các khu làng cổ như Đường Lâm, Cự Đà để tìm hiểu về truyền thống, văn hóa của làng quê. Vì phong cảnh mẫu đang dần mai một, không còn nguyên trạng, anh phải hỏi thêm người dân địa phương để chắp nối chi tiết, tạo bối cảnh hoàn chỉnh.
Người dân luộc bánh chưng, bày mâm ngũ quả, trong bức họa Trước thềm năm mới.
Tác phẩm Nắng ấm mùa đông gợi vẻ thanh bình với các gam màu tươi sáng.
Người dân gói bánh chưng dưới ánh nắng mùa đông trong bức Tết quê.
Tác giả vẽ hình ảnh đôi vợ chồng già chở cành đào trên chiếc xe đạp trong Đón xuân.
Tết đoàn viên mô tả cảnh những người con, cháu trở về quê hương thăm ông bà dịp Tết.
Trần Nguyên, 34 tuổi, sinh ra trong gia đình thuần nông, không có ai theo nghệ thuật. Anh mê vẽ từ nhỏ, thi đỗ ngành thiết kế mỹ thuật, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Ra trường, anh từng làm đồ họa ở công ty game của Nhật Bản nhưng sau đó xin nghỉ vì không tìm thấy niềm vui công việc.
Ngoài chủ đề nông thôn, họa sĩ vẽ nhiều tác phẩm về hoa sen, được khen giống thật. Hiện Trần Nguyên tiếp tục sáng tác về làng quê. "Lưu giữ nét đẹp văn hóa là điều mà tôi đặt lên hàng đầu, và bảo tồn nó thông qua hội họa chính là mục đích lớn nhất tôi hướng tới'', họa sĩ cho biết.
Trần Nguyên, 34 tuổi, sinh ra trong gia đình thuần nông, không có ai theo nghệ thuật. Anh mê vẽ từ nhỏ, thi đỗ ngành thiết kế mỹ thuật, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Ra trường, anh từng làm đồ họa ở công ty game của Nhật Bản nhưng sau đó xin nghỉ vì không tìm thấy niềm vui công việc.
Ngoài chủ đề nông thôn, họa sĩ vẽ nhiều tác phẩm về hoa sen, được khen giống thật. Hiện Trần Nguyên tiếp tục sáng tác về làng quê. "Lưu giữ nét đẹp văn hóa là điều mà tôi đặt lên hàng đầu, và bảo tồn nó thông qua hội họa chính là mục đích lớn nhất tôi hướng tới'', họa sĩ cho biết.
Phương Linh
Ảnh: Nhân vật cung cấp