Xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội) có 80 ha trồng củ cải. Trước kia đây là vùng cát trắng, sau khi cải tạo đất thì thích hợp trồng củ cải.
Xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội) có 80 ha trồng củ cải. Trước kia đây là vùng cát trắng, sau khi cải tạo đất thì thích hợp trồng củ cải.
Anh Phạm Văn Phòng, xóm 4 Đông Cao, xã Tráng Việt chia sẻ, gia đình có hơn 4.000 mét vuông trồng củ cải, phần lớn diện tích đang phải nhổ bỏ vì quá ngày thu hoạch; thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.
Anh Phạm Văn Phòng, xóm 4 Đông Cao, xã Tráng Việt chia sẻ, gia đình có hơn 4.000 mét vuông trồng củ cải, phần lớn diện tích đang phải nhổ bỏ vì quá ngày thu hoạch; thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.
Củ cải ở xã Tráng Việt trước kia sử dụng giống Việt Nam nhưng sau đó trồng đại trà giống nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Giống mới có kích thước lớn, củ to, có củ nặng tới 7 kg.
Củ cải ở xã Tráng Việt trước kia sử dụng giống Việt Nam nhưng sau đó trồng đại trà giống nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Giống mới có kích thước lớn, củ to, có củ nặng tới 7 kg.
Năm nay thời tiết thuận lợi nên sản lượng củ cải tăng gần gấp đôi so với mùa trước; lượng củ cải cung cấp ra thị trường vượt quá nhu cầu tiêu thụ dẫn đến ế ẩm.
Mỗi sào đất (khoảng 360 m2) trồng củ cải, người dân đầu tư khoảng 4 triệu đồng gồm tiền giống, điện, nước, phân bón...
Năm nay thời tiết thuận lợi nên sản lượng củ cải tăng gần gấp đôi so với mùa trước; lượng củ cải cung cấp ra thị trường vượt quá nhu cầu tiêu thụ dẫn đến ế ẩm.
Mỗi sào đất (khoảng 360 m2) trồng củ cải, người dân đầu tư khoảng 4 triệu đồng gồm tiền giống, điện, nước, phân bón...
Thời điểm được giá nhất, củ cải khoảng 14.000 đồng mỗi kg, hiện giá giảm mạnh chỉ còn 500 đồng mỗi kg.
Nhiều hộ dân phải bỏ tiền thuê nhân công nhổ củ cải với giá 700.000 đồng mỗi sào để lấy đất trồng vụ mới.
Thời điểm được giá nhất, củ cải khoảng 14.000 đồng mỗi kg, hiện giá giảm mạnh chỉ còn 500 đồng mỗi kg.
Nhiều hộ dân phải bỏ tiền thuê nhân công nhổ củ cải với giá 700.000 đồng mỗi sào để lấy đất trồng vụ mới.
Ông Vũ Văn Kỳ, Chủ tịch hợp tác xã tổng hợp Đông Cao, cho biết, ước lượng số củ cải bị thiệt hại do không tiêu thụ được, bị hư hỏng từ Tết Nguyên đán đến nay là 2.000 tấn; hiện diện tích tồn đọng chưa tiêu thụ được còn 30 ha, tương đương 3.000 tấn.
"Ước tổng thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng", ông Kỳ nói.
Ông Vũ Văn Kỳ, Chủ tịch hợp tác xã tổng hợp Đông Cao, cho biết, ước lượng số củ cải bị thiệt hại do không tiêu thụ được, bị hư hỏng từ Tết Nguyên đán đến nay là 2.000 tấn; hiện diện tích tồn đọng chưa tiêu thụ được còn 30 ha, tương đương 3.000 tấn.
"Ước tổng thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng", ông Kỳ nói.
Người dân nhổ bỏ những luống cải đã già, phơi khô để củ cải nhẹ bớt rồi thuê xe chở đi tiêu hủy, nhờ đó giảm tiền vận chuyển.
Người dân nhổ bỏ những luống cải đã già, phơi khô để củ cải nhẹ bớt rồi thuê xe chở đi tiêu hủy, nhờ đó giảm tiền vận chuyển.
Nhiều người làm nghề nuôi cá tìm đến ruộng cải để xin củ cải tươi.
Để kiểm tra chất lượng từng luống cải trước khi bán cho lái buôn, chủ vườn nhổ bất kỳ củ cải bẻ đôi xem ruột có bị già, xơ, xốp hay không.
Để kiểm tra chất lượng từng luống cải trước khi bán cho lái buôn, chủ vườn nhổ bất kỳ củ cải bẻ đôi xem ruột có bị già, xơ, xốp hay không.
"Thời điểm được giá, mỗi xe 2 tấn có giá 20 triệu đồng. Từ sau Tết, giá củ cải giảm mạnh, chất đầy xe chỉ còn một triệu đồng", anh Nguyễn Văn Tôn (xã Tráng Việt) cho biết .
"Thời điểm được giá, mỗi xe 2 tấn có giá 20 triệu đồng. Từ sau Tết, giá củ cải giảm mạnh, chất đầy xe chỉ còn một triệu đồng", anh Nguyễn Văn Tôn (xã Tráng Việt) cho biết .
Cây và củ cải ế ẩm được người dân thu gom đưa về khu xử lý, sau đó phân hủy bằng phương pháp sinh học. Trong khoảng 20 ngày, lượng rác khổng lồ ở vùng trồng cải phải được xử lý để tránh mùi hôi thối.
Cây và củ cải ế ẩm được người dân thu gom đưa về khu xử lý, sau đó phân hủy bằng phương pháp sinh học. Trong khoảng 20 ngày, lượng rác khổng lồ ở vùng trồng cải phải được xử lý để tránh mùi hôi thối.
Ngọc Thành