Tiếp sau hội thảo tại Tiền Giang, những chia sẻ và đúc kết thành công trên cây bưởi, cây mít đã được các chuyên gia, những nhà nông trình bày ở hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long", diễn ra vào ngày 16/8, tại Vị Thanh, Hậu Giang.
Chương trình có sự tham gia của ông Võ Xuân Tân - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang; GS. TS Nguyễn Bảo Vệ - giảng viên ưu tú, chuyên gia nông nghiệp; ông Lê Hoàng Kiệt - giám đốc dự án Sản phẩm mới và Giải pháp dịch vụ nông nghiệp - Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau... cùng hơn 350 nông dân, các đại lý của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tại Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và các khu vực lân cận.
Tổng kết 22 mô hình tại Tây Nam Bộ, 6 mô hình ở Hậu Giang, 4 ở Cần Thơ và 6 tại Sóc Trăng là sản lượng và chất lượng cây ăn trái phổ biến như bưởi, mít... được nâng cao. Nhà nông cũng tiếp nhận giải pháp dinh dưỡng 3 hợp thời: chất lượng - giá cả hợp lý - công nghệ tiên tiến.
Chuyên gia chia sẻ với cây bưởi, việc ra chồi mới sau vụ thu hoạch trước rất quan trọng. Phân bón Cà Mau đáp ứng điều này, giúp cây ra hoa, đậu quả tốt hơn. Dinh dưỡng từ phân bón thẩm thấu nhanh và tán đều, không vón cục nên cây hấp thu trọn vẹn. Bộ rễ khỏe, lá to và dày hơn. Chuyên gia đưa ra dẫn chứng về sản lượng cây ăn trái của nhà nông Lê Văn Út và Mai Văn Toàn
Theo đó, cách đây 2 năm, nhà nông Lê Văn Út (ấp 6, Vị Đông, Vị Thủy, Hậu Giang) quyết tâm tìm lối ra cho trái mít khỏi tầm giá lẹt đẹt. Anh nhận kết quả xứng đáng khi quyết định tham gia mô hình thực nghiệm dinh dưỡng mới tân tiến của PVCFC. So với vườn trồng đối chứng theo kiểu cũ đạt 24,4 tấn, trung bình trái 61 kg, vườn dùng phân bón Cà Mau cho anh 24,5 tấn, trọng lượng trái trung bình 61,25kg một cây. Trái mít tròn đều, cân đối, ôm nặng tay, gai nở to. Múi trong nhiều, ít xơ, thơm và dày ngọt. Từ đầu năm, thị trường lớn như Trung Quốc bắt đầu hút lại, thương lái tìm mua hết những vườn đạt chuẩn khiến giá trái tăng. Lợi nhuận kết vụ 1,779 tỷ đồng, tăng 0,66% so trồng đối chứng.
Với nông dân Mai Văn Toàn (ấp Thành Tân, Kế Thành, Kế Sách, Sóc Trăng), mùa quả ngọt đã đến trên 1.000 m2 bưởi da xanh 9 năm tuổi. Từ đầu, anh Toàn đã hướng tới tiêu chuẩn chất lượng nên bám sát quy trình và chỉ dùng phân bón tốt. Chọn phân bón Cà Mau, anh thấy cây chắc khỏe, phục hồi sau thu hoạch nhanh. Sâu bệnh ít nên cũng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật.
Với các dòng phân bón Cà Mau, NPK Cà Mau, anh không cần bón nhiều nên tiết kiệm chi phí. Cây bưởi hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn, trái kết nhiều hơn mà chất lượng cũng đồng đều, bóng mẩy, chắc nịch. Trong khi vườn thực nghiệm phân bón Cà Mau đạt 14,66 tấn, trung bình trái 1,69 kg thì vườn đối chứng chỉ đạt 13,94 tấn với trung bình trái nặng 1,61 kg, lần lượt mang về cho anh Toàn 207,26 triệu đồng và 185,85 triệu đồng.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho biết phân bón NPK Cà Mau được sản xuất theo công nghệ Polyphosphate (siêu lân) bản quyền Tây Ban Nha nên từng hạt phân bón đồng đều, dễ phối trộn, không bị vón cục, kết tủa gây chua trong đất, dinh dưỡng phân tán đều nên cây hấp thu gần như trọn vẹn. Ngoài lượng đạm trên 20%, yếu tố N và P hữu hiệu cao cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cây bưởi, cây mít... cần thân vững chắc. Giải pháp phân bón thông minh giúp cây trái tăng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, có cơ hội được bày bán tại các siêu thị như Nhật Bản và Mỹ, sau khi đã có mặt tại Canada.
Theo các chuyên gia, việc nông dân tham gia các kiểu mô hình canh tác thông minh sẽ giúp nâng cao hiệu quả nông nghiệp. Nông sản Đồng bằng sông Cửu Long có đầu ra ổn định và nhiều cơ hội để tiến ra sân chơi quốc tế. Công nghệ phân bón mới như NPK Cà Mau polyphosphate cũng đáp ứng tiêu chí nông nghiệp xanh bền vững mà toàn cầu hướng tới.
Như Ý