Bạch Dinh xây dựng năm 1898, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài màu trắng nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.
Tháng 9/1907, đây là nơi giam lỏng vua Thành Thái (1879 - 1954) - vị vua thứ 10 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi năm 1889, suốt thời gian trị vì, vua có tinh thần kháng Pháp đến cùng. Thực dân Pháp lo sợ nên ép ông thoái vị và đưa vào Vũng Tàu quản thúc.
Bạch Dinh xây dựng năm 1898, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài màu trắng nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.
Tháng 9/1907, đây là nơi giam lỏng vua Thành Thái (1879 - 1954) - vị vua thứ 10 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi năm 1889, suốt thời gian trị vì, vua có tinh thần kháng Pháp đến cùng. Thực dân Pháp lo sợ nên ép ông thoái vị và đưa vào Vũng Tàu quản thúc.
Đường lên Bạch Dinh bao quanh bởi những hàng cây sứ, lối đi bộ gồm 146 bậc thang. Trong gần 10 năm bị giam lỏng ở đây, vua Thành Thái quanh quẩn trong rừng hoa sứ bên sườn núi, đọc sách, ngắm cảnh, không được liên hệ với ai. Gia đình chỉ có mấy người đi cùng giúp việc và chăm lo cho vua ăn uống nghỉ ngơi.
Năm 1916, vua cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đày ở đảo Réunion, châu Phi. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Năm 1934, tòa nhà được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương.
Đường lên Bạch Dinh bao quanh bởi những hàng cây sứ, lối đi bộ gồm 146 bậc thang. Trong gần 10 năm bị giam lỏng ở đây, vua Thành Thái quanh quẩn trong rừng hoa sứ bên sườn núi, đọc sách, ngắm cảnh, không được liên hệ với ai. Gia đình chỉ có mấy người đi cùng giúp việc và chăm lo cho vua ăn uống nghỉ ngơi.
Năm 1916, vua cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đày ở đảo Réunion, châu Phi. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Năm 1934, tòa nhà được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương.
Trong khuôn viên Bạch Dinh có tấm bia khắc lại bài thơ do vua Thành Thái viết khi trở lại nơi này năm 1947. Bài thơ mang tên Sầu tây bể Cấp, nói nên nỗi lòng vua Thành Thái khi về lại quê hương.
Sống thừa nào biết đến hôm nay/ Nhìn thấy non sông đất nước này/ Sừng ngựa chưa quên câu chuyện cũ/ Ruột tằm đòi đoạn mối sầu Tây/ Thành Xuân nghìn dặm mây mù tịt/ Bể Cấp tứ bề bủa sóng vây/ Tiếng súng ngày đêm như khúc nhạc/ Dẫu cho sắt đá cũng chau mày.
Trong khuôn viên Bạch Dinh có tấm bia khắc lại bài thơ do vua Thành Thái viết khi trở lại nơi này năm 1947. Bài thơ mang tên Sầu tây bể Cấp, nói nên nỗi lòng vua Thành Thái khi về lại quê hương.
Sống thừa nào biết đến hôm nay/ Nhìn thấy non sông đất nước này/ Sừng ngựa chưa quên câu chuyện cũ/ Ruột tằm đòi đoạn mối sầu Tây/ Thành Xuân nghìn dặm mây mù tịt/ Bể Cấp tứ bề bủa sóng vây/ Tiếng súng ngày đêm như khúc nhạc/ Dẫu cho sắt đá cũng chau mày.
Bạch Dinh tọa lạc trên một ngọn núi cao 27m so với mực nước biển. Tòa nhà có chiều cao 19m, rộng 15m, dài 28m, gồm ba tầng. Công trình xây bằng gạch, sơn màu trắng, mái lợp ngói đỏ mang nét kiến trúc của phong cách châu Âu thế kỷ 19.
Bạch Dinh tọa lạc trên một ngọn núi cao 27m so với mực nước biển. Tòa nhà có chiều cao 19m, rộng 15m, dài 28m, gồm ba tầng. Công trình xây bằng gạch, sơn màu trắng, mái lợp ngói đỏ mang nét kiến trúc của phong cách châu Âu thế kỷ 19.
Ba mặt tường chính của tòa dinh thự có 8 bức tượng đá bán thân mang phong cách Hy Lạp cổ đại gắn trên một đường viền chạm trổ tinh tế.
Ba mặt tường chính của tòa dinh thự có 8 bức tượng đá bán thân mang phong cách Hy Lạp cổ đại gắn trên một đường viền chạm trổ tinh tế.
Dải tranh ghép bằng gốm sứ bao quanh bốn mặt dinh. Tranh khắc họa nhiều hình ảnh như ngôi sao, chim công, đường viền uốn lượn, ở trung tâm là các khuôn mặt phụ nữ phương Tây.
Dải tranh ghép bằng gốm sứ bao quanh bốn mặt dinh. Tranh khắc họa nhiều hình ảnh như ngôi sao, chim công, đường viền uốn lượn, ở trung tâm là các khuôn mặt phụ nữ phương Tây.
Bạch Dinh có diện tích hơn 400 m2 gồm nhiều phòng. Tầng trệt là phòng khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải Định năm 1921, cặp ngà voi châu Phi dài 158 cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ.
Bạch Dinh có diện tích hơn 400 m2 gồm nhiều phòng. Tầng trệt là phòng khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải Định năm 1921, cặp ngà voi châu Phi dài 158 cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ.
Lối chính lên lầu với cầu thang có những tay vịn bằng sắt, trang trí hoa văn tinh xảo. Ngoài ra trong tòa nhà còn có cầu thang phụ làm bằng gỗ cho người phục vụ.
Lối chính lên lầu với cầu thang có những tay vịn bằng sắt, trang trí hoa văn tinh xảo. Ngoài ra trong tòa nhà còn có cầu thang phụ làm bằng gỗ cho người phục vụ.
Hành lang dẫn vào các phòng với nhiều cửa sổ đón gió cùng màu sơn trắng chủ đạo.
Tầng lầu có 5 phòng ngủ, mỗi phòng đều có nhà vệ sinh, phòng tắm riêng biệt. Các vật dụng như bàn ghế, giường tủ... ở đây đều còn nguyên, bài trí đúng như xưa.
Tầng lầu có 5 phòng ngủ, mỗi phòng đều có nhà vệ sinh, phòng tắm riêng biệt. Các vật dụng như bàn ghế, giường tủ... ở đây đều còn nguyên, bài trí đúng như xưa.
Từ cửa sổ phòng ngủ có thể thấy bao quát khu bãi sau của Vũng Tàu.
Trước khi xây Bạch Dinh, nơi này được biết đến là pháo đài Phước Thắng của triều Nguyễn. Ngày nay trong khuôn viên vẫn còn một số khẩu súng thần công và đại bác được trưng bày.
Năm 1992, Bạch Dinh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Giá vé vào tham quan di tich là 15.000 đồng một người.
Trước khi xây Bạch Dinh, nơi này được biết đến là pháo đài Phước Thắng của triều Nguyễn. Ngày nay trong khuôn viên vẫn còn một số khẩu súng thần công và đại bác được trưng bày.
Năm 1992, Bạch Dinh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Giá vé vào tham quan di tich là 15.000 đồng một người.
Quỳnh Trần