Chốt kiểm soát thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Lý Vạn quản lý hơn 5,3 km đường biên giới giáp Trung Quốc, đoạn qua thôn Khưa Thoang, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang. Lập cạnh đường vành đai biên giới, chốt liên tục tiếp nhập công dân Việt Nam trở về qua đường mòn, lối mở. Khu vực này giáp trấn Thạc Long (huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), nhiều đồi núi cao, vách đá dựng đứng, song lao động thường chọn về nhằm tránh sự truy quét của lực lượng chức năng Trung Quốc.
Từ đầu năm 2020 đến 9/1/2023, Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng tiếp nhận gần 46.900 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc, riêng Đồn Biên phòng Lý Vạn hơn 21.000 người. Phần lớn lao động về qua đoạn mốc giới 857-858, vị trí mà Chốt Khưa Thoang quản lý.
Chốt kiểm soát thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Lý Vạn quản lý hơn 5,3 km đường biên giới giáp Trung Quốc, đoạn qua thôn Khưa Thoang, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang. Lập cạnh đường vành đai biên giới, chốt liên tục tiếp nhập công dân Việt Nam trở về qua đường mòn, lối mở. Khu vực này giáp trấn Thạc Long (huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), nhiều đồi núi cao, vách đá dựng đứng, song lao động thường chọn về nhằm tránh sự truy quét của lực lượng chức năng Trung Quốc.
Từ đầu năm 2020 đến 9/1/2023, Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng tiếp nhận gần 46.900 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc, riêng Đồn Biên phòng Lý Vạn hơn 21.000 người. Phần lớn lao động về qua đoạn mốc giới 857-858, vị trí mà Chốt Khưa Thoang quản lý.
Nhóm 15 lao động về hôm 9/1 đến từ nhiều địa phương, chủ yếu đi làm thuê ở tỉnh Quảng Đông. Có người sang Trung Quốc đã 10 năm, người "mắc kẹt" 2-3 năm bởi việc kiểm soát biên giới được thắt chặt khi đại dịch bùng phát.
Trung Quốc mở cửa trở lại từ hôm 8/1 sau ba năm duy trì chính sách "không Covid". Các cửa khẩu biên giới tiếp nhận công dân Việt Nam nhập cảnh và làm thủ tục xuất cảnh cho người Trung Quốc về nước.
Lao động Việt trái phép thường chọn hồi hương qua đường mòn, lối mở bởi không có giấy tờ làm việc hợp pháp, giảm chi phí đi lại và kết nối với các hội nhóm đưa người về qua biên giới. Trong 10 ngày đầu năm, Đồn biên phòng Lý Vạn phát hiện, tiếp nhận gần 220 người trở về, chủ yếu qua chốt này.
Nhóm 15 lao động về hôm 9/1 đến từ nhiều địa phương, chủ yếu đi làm thuê ở tỉnh Quảng Đông. Có người sang Trung Quốc đã 10 năm, người "mắc kẹt" 2-3 năm bởi việc kiểm soát biên giới được thắt chặt khi đại dịch bùng phát.
Trung Quốc mở cửa trở lại từ hôm 8/1 sau ba năm duy trì chính sách "không Covid". Các cửa khẩu biên giới tiếp nhận công dân Việt Nam nhập cảnh và làm thủ tục xuất cảnh cho người Trung Quốc về nước.
Lao động Việt trái phép thường chọn hồi hương qua đường mòn, lối mở bởi không có giấy tờ làm việc hợp pháp, giảm chi phí đi lại và kết nối với các hội nhóm đưa người về qua biên giới. Trong 10 ngày đầu năm, Đồn biên phòng Lý Vạn phát hiện, tiếp nhận gần 220 người trở về, chủ yếu qua chốt này.
Nhiều người tranh thủ chợp mắt trong lúc chờ đến lượt lấy thông tin. Lao động cho hay để về đến đất Việt Nam, họ thường thông qua mạng xã hội bên Trung Quốc để kết nối với xe đưa đón ra khu vực biên giới. Lao động sau đó tập trung thành nhóm nhỏ, đi bộ 3-4 ngày trong rừng, vượt qua những đoạn đồi núi hiểm trở và lẩn tránh sự truy quét của lực lượng chức năng Trung Quốc. Hàng chục trường hợp gặp nạn, ngã gẫy chân, tay hoặc bị lạc trên núi.
Nhiều người tranh thủ chợp mắt trong lúc chờ đến lượt lấy thông tin. Lao động cho hay để về đến đất Việt Nam, họ thường thông qua mạng xã hội bên Trung Quốc để kết nối với xe đưa đón ra khu vực biên giới. Lao động sau đó tập trung thành nhóm nhỏ, đi bộ 3-4 ngày trong rừng, vượt qua những đoạn đồi núi hiểm trở và lẩn tránh sự truy quét của lực lượng chức năng Trung Quốc. Hàng chục trường hợp gặp nạn, ngã gẫy chân, tay hoặc bị lạc trên núi.
Cán bộ biên phòng lấy thông tin, lập biên bản, phát phiếu khảo sát... Cao điểm dịch, người về thường được đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu để phòng chống Covid-19. Hiện quy định cách ly lẫn lấy mẫu xét nghiệm đã được bãi bỏ, người về bị lập biên bản xử phạt rồi được về quê.
Cán bộ biên phòng lấy thông tin, lập biên bản, phát phiếu khảo sát... Cao điểm dịch, người về thường được đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu để phòng chống Covid-19. Hiện quy định cách ly lẫn lấy mẫu xét nghiệm đã được bãi bỏ, người về bị lập biên bản xử phạt rồi được về quê.
Người đàn ông 64 tuổi, quê Phú Thọ, vượt biên sang Trung Quốc từ tháng 4/2021 làm bốc vác ở tỉnh Quảng Đông. Tết năm ngoái, ông dự định về quê vì "nhớ nhà, nhớ con cháu", song mắc kẹt vì dịch bùng phát và lực lượng chức năng phía Trung Quốc kiểm soát chặt. Ông phải chi hơn 5.000 NDT cho nhà xe và môi giới để về tới Việt Nam.
Người đàn ông 64 tuổi, quê Phú Thọ, vượt biên sang Trung Quốc từ tháng 4/2021 làm bốc vác ở tỉnh Quảng Đông. Tết năm ngoái, ông dự định về quê vì "nhớ nhà, nhớ con cháu", song mắc kẹt vì dịch bùng phát và lực lượng chức năng phía Trung Quốc kiểm soát chặt. Ông phải chi hơn 5.000 NDT cho nhà xe và môi giới để về tới Việt Nam.
Bà Tráng Thị Minh (Mèo Vạc, Hà Giang) điểm chỉ vì không biết chữ. Người phụ nữ 56 tuổi sang bên kia biên giới từ 10 năm trước và làm thuê ở Quảng Đông. Bà đã có chồng con bên Trung Quốc, trở về Việt Nam khi nghe tin mẹ già bệnh nặng.
Bà Tráng Thị Minh (Mèo Vạc, Hà Giang) điểm chỉ vì không biết chữ. Người phụ nữ 56 tuổi sang bên kia biên giới từ 10 năm trước và làm thuê ở Quảng Đông. Bà đã có chồng con bên Trung Quốc, trở về Việt Nam khi nghe tin mẹ già bệnh nặng.
Trung úy Đàm Văn Cường nhập thông tin, dữ liệu để báo cáo và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, mức phạt 3-5 triệu đồng một người.
Trung úy Đàm Văn Cường nhập thông tin, dữ liệu để báo cáo và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, mức phạt 3-5 triệu đồng một người.
Sau gần nửa ngày làm việc, thiếu tá Vũ Văn Kiên, Trưởng chốt kiểm soát, đọc quyết định xử phạt hành chính, dặn dò công dân kiểm tra lại thông tin và trả lời thắc mắc của họ. "Nếu có nhu cầu trở lại Trung Quốc làm việc, bà con nên làm hộ chiếu đi đường chính ngạch và hy vọng không tái phạm, bởi lao động bất hợp pháp chịu rất nhiều rủi ro", anh nói.
Sau gần nửa ngày làm việc, thiếu tá Vũ Văn Kiên, Trưởng chốt kiểm soát, đọc quyết định xử phạt hành chính, dặn dò công dân kiểm tra lại thông tin và trả lời thắc mắc của họ. "Nếu có nhu cầu trở lại Trung Quốc làm việc, bà con nên làm hộ chiếu đi đường chính ngạch và hy vọng không tái phạm, bởi lao động bất hợp pháp chịu rất nhiều rủi ro", anh nói.
Bộ đội biên phòng hỗ trợ gọi nhà xe đưa lao động từ khu vực biên giới ra TP Cao Bằng, nơi cách chốt kiểm soát hơn 100 km để về các tỉnh. Chi phí người lao động tự trả.
Bộ đội biên phòng hỗ trợ gọi nhà xe đưa lao động từ khu vực biên giới ra TP Cao Bằng, nơi cách chốt kiểm soát hơn 100 km để về các tỉnh. Chi phí người lao động tự trả.
Xong việc mới là lúc cán bộ chiến sĩ nấu cơm tối. Thiếu tá Kiên cho hay thời điểm này đã "dễ thở" hơn so với lúc cao điểm. Trước đây có ngày chốt tiếp nhận 160 người về. Cán bộ chiến sĩ chia ca, kíp làm việc tới đêm, Đồn cũng tăng cường quân số hỗ trợ cho chốt.
Từ 9 chốt kiểm soát đợt cao điểm, Đồn biên phòng Lý Vạn hiện duy trì 5 chốt quản lý 33,04 km đường biên giới các xã Đồng Loan, Minh Long và Lý Quốc.
Xong việc mới là lúc cán bộ chiến sĩ nấu cơm tối. Thiếu tá Kiên cho hay thời điểm này đã "dễ thở" hơn so với lúc cao điểm. Trước đây có ngày chốt tiếp nhận 160 người về. Cán bộ chiến sĩ chia ca, kíp làm việc tới đêm, Đồn cũng tăng cường quân số hỗ trợ cho chốt.
Từ 9 chốt kiểm soát đợt cao điểm, Đồn biên phòng Lý Vạn hiện duy trì 5 chốt quản lý 33,04 km đường biên giới các xã Đồng Loan, Minh Long và Lý Quốc.
Tết ở chốt biên giới đơn sơ nhưng vẫn đủ đầy. Bộ đội tự trang trí đào quất, mâm ngũ quả, căng phông bạt chúc mừng năm mới.
Tết ở chốt biên giới đơn sơ nhưng vẫn đủ đầy. Bộ đội tự trang trí đào quất, mâm ngũ quả, căng phông bạt chúc mừng năm mới.
Hơn ba năm qua, từ những lều bạt dã chiến dựng lên dọc đường biên đầu năm 2020, nhiều chốt kiểm soát của bộ đội biên phòng đã được bán kiên cố bằng tôn, điện sáng thâu đêm sẵn sàng tiếp nhận người về, lực lượng trực 24/24h. Ngoài phòng chống dịch, bội đội biên phòng còn quản lý bảo vệ biên giới, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép cũng như chống buôn lậu và các loại tội phạm.
Hơn ba năm qua, từ những lều bạt dã chiến dựng lên dọc đường biên đầu năm 2020, nhiều chốt kiểm soát của bộ đội biên phòng đã được bán kiên cố bằng tôn, điện sáng thâu đêm sẵn sàng tiếp nhận người về, lực lượng trực 24/24h. Ngoài phòng chống dịch, bội đội biên phòng còn quản lý bảo vệ biên giới, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép cũng như chống buôn lậu và các loại tội phạm.
Thiếu tá Kiên dặn dò người lao động trước khi trở về địa phương. Video: Hoàng Phương
Giang Huy - Hoàng Phương