Vào ngày trăng tròn cuối cùng của tháng Phalguna (theo lịch bản địa), người dân Ấn Độ khắp nơi sẽ tổ chức Holi - một trong những sự kiện ăn mừng mùa xuân sôi động nhất của người theo đạo Hindu. Trong lễ hội này, mọi người sẽ ném những túi bột màu vào nhau với mục đích xua đuổi ma quỷ. Nhưng tại ngôi làng nhỏ Barsana, lễ hội Holi có biến tấu đôi chút, và được gọi là Lathmar Holi - mang ý nghĩa "đánh bằng những chiếc gậy". Nguồn gốc của tập tục này xuất phát từ một truyền thuyết kể về vị thần Krishna của Hindu - người đã tới làng Barsana để trêu ghẹo người tình của mình là Radha và bạn bè của cô. Sau đó, Krishna đã bị bạn bè của Rahha đánh đuổi ra khỏi làng. Tập tục đánh đàn ông đó vẫn được dân làng lưu truyền. Những người đàn ông đến từ làng Nandgaon - quê nhà của Krishna - sẽ bị đuổi, đánh bằng gậy tre và trai gái ở hai làng này cũng không được phép kết hôn. Ngày nay vào dịp lễ hội này (thường diễn ra vào đầu tháng ba), các cô gái của làng Barsana sẽ lại vừa hát vừa ném bột màu và đánh các chàng trai của làng Nandgaon. Làng Barsana cách thị trấn Vrindavan, Uttar Pradesh 42 km. Trong ngày hội này, đàn ông sẽ phải chịu đòn mà không được phép phản ứng lại. Ngày nay lễ hội này thu hút đông đảo du khách tới tham gia. Anh Minh (theo Boston)Lễ hội hôn ở Bali Lễ hội đi chân trần trên lửa ở Nhật