Chỉ vài tuần nữa thôi là Tôm - con trai tôi tròn 6 tháng tuổi. 6 tháng - một cột mốc đầy ý nghĩa với con lẫn mẹ. Lúc này, tôi được làm quen với nỗi băn khoăn mới: cho con ăn gì? Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển thể chất và sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, thể trạng con rất non nớt, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, vậy nên thực phẩm hữu cơ là ưu tiên hàng đầu của tôi, lẫn những bạn đồng nghiệp, người chị cùng xóm... khi lên thực đơn cho con.
Nhưng khó lại thêm khó, khi từ tiệm tạp hóa truyền thống đến gian hàng trực tuyến, nơi đâu cũng thấy bao bì gắn nhãn hữu cơ. Trên kệ rau, bó nào cũng in chữ "organic". Quầy thịt, cá sẽ được dán nhãn "siêu sạch". Sản phẩm đóng gói thì lại càng đa dạng: 100% từ thiên nhiên, đảm bảo mọi tiêu chuẩn, hữu cơ, không biến đổi gen...
Chẳng ít lần mua trái cây về, rõ ràng được quảng cáo hữu cơ, nhưng để quên nửa tháng không ăn, vẫn thấy tươi rói. Sau nhiều lần "hớ hàng" và trên hết là mong muốn chọn được sản phẩm tốt nhất cho con, tôi đã tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để mua đúng thực phẩm hữu cơ.
Thực phẩm hữu cơ được sản xuất bằng các phương pháp tuân theo những tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Nghĩa là, ở những nông trại hữu cơ, người nông dân nuôi, trồng và chế biến với sự kiểm soát chặt chẽ giống cây trồng, vật nuôi; không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc bất kỳ loại kháng sinh, hormone tăng trưởng trong suốt quá trình nuôi trồng và kể cả thu hoạch. Ngoài ra quá trình lưu trữ, chế biến, đóng gói cũng cần tuần theo những quy định riêng dành sản phẩm hữu cơ. Do đó, thực phẩm hữu cơ sẽ an toàn cho người sử dụng.
Cơ sở xác thực quan trọng nhất là trên bao bì đó có chứng nhận của các tổ chức uy tín hay không. Ví dụ: EU (châu Âu), USDA (Bộ nông nghiệp Mỹ), NASAA (Hội Nông nghiệp Bền vững Quốc gia Australia, PGS (Việt Nam)...
Ngoài ra, mã code trên thực phẩm cũng giúp xác định được nguồn gốc thực phẩm. Tem có bốn chữ số bắt đầu bằng số 4 là ký hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ... theo liều lượng đúng quy chuẩn.
Tem có 5 chữ số bắt đầu bằng số 8 là trái cây biến đổi gen (Genetically Modified food) gọi tắt là GM. Tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 9 là trái cây hữu cơ được trồng theo cách truyền thống mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học nào, không biến đổi gen.
Đơn cử như việc chọn bột cho con, điều đầu tiên là tôi sẽ soi bao bì thật kỹ để tìm kiếm thông tin như: các chứng nhận hữu cơ, thành phần dinh dưỡng, năng lượng, vitamin... cung cấp trong một khẩu phần. Lấy ví dụ, tôi chọn bột Gerber cho Tôm vì trên bao bì có nhãn chứng nhận EU Organic, nhãn Non-GMO và mã số quốc gia trồng nguyên liệu này.
Các quy định về canh tác hữu cơ của Liên minh châu Âu dành các sản phẩm nông nghiệp vô cùng khắt khe. Các giai đoạn sản xuất, chuẩn bị và phân phối buộc tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc từ trang trại đến cơ sở sản xuất: tự nhiên và bền vững. Tất cả thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc kháng sinh đều bị cấm, phạm vi giới hạn cực kỳ nghiêm ngặt đối với phụ gia nông nghiệp hữu cơ; sản phẩm chỉ được cung cấp trong các kênh phân phối hữu cơ và phải tuân theo tất cả các quy định về môi trường.
Để được lên kệ, Gerber Organic phải trải qua hơn 100 khâu kiểm tra chất lượng trong các phân đoạn khác nhau, từ chọn hạt giống, đơn vị nông trại hợp tác, trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và quản lý chất lượng... Cùng với đó là quy trình nuôi trồng hữu cơ: hạt giống sạch, đất sạch, NON GMO, nguyên liệu tươi ngon tinh chọn, thu hoạch bảo quản theo tiêu chuẩn...
Lựa chọn thực phẩm hữu cơ ngày nay đã không còn chỉ dựa vào cảm quan mà có những cơ sở cụ thể. Mỗi chúng ta hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thảo Trang