Thiếu Lâm Tự, một trong những học viện Phật giáo và Kung Fu lớn nhất thế giới, sở hữu một kịch trường với khán đài vòng cung tuyệt đẹp mang tên The Shaolin Flying Monks Theater (Kịch trường của những nhà sư Thiếu Lâm bay). Hoàn thành vào năm 2017, kịch trường đứng trên một sườn dốc phủ đầy cây bách trên dãy Tung Sơn ở tỉnh Hà Nam, một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc.
Thiếu Lâm Tự, một trong những học viện Phật giáo và Kung Fu lớn nhất thế giới, sở hữu một kịch trường với khán đài vòng cung tuyệt đẹp mang tên The Shaolin Flying Monks Theater (Kịch trường của những nhà sư Thiếu Lâm bay). Hoàn thành vào năm 2017, kịch trường đứng trên một sườn dốc phủ đầy cây bách trên dãy Tung Sơn ở tỉnh Hà Nam, một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc.
Những kiến trúc sư lấy cảm hứng từ hai biểu tượng thiêng liêng của vùng đất khai sinh ra môn phái Thiếu Lâm: núi và rừng. Do đó, kịch trường hiện lên như một ngọn núi, tượng trưng cho chân trời trên Trái Đất, còn đường hầm gió như một đại thụ vươn lên trời cao - tượng trưng cho chiều hướng của tâm linh.
Những kiến trúc sư lấy cảm hứng từ hai biểu tượng thiêng liêng của vùng đất khai sinh ra môn phái Thiếu Lâm: núi và rừng. Do đó, kịch trường hiện lên như một ngọn núi, tượng trưng cho chân trời trên Trái Đất, còn đường hầm gió như một đại thụ vươn lên trời cao - tượng trưng cho chiều hướng của tâm linh.
Bí mật để những nhà sư Thiếu Lâm bay lượn tại đây nằm ở lõi của tòa nhà: nơi có một đường hầm gió. Bên ngoài là những bậc thang không đơn thuần chỉ tô điểm cho công trình; mà có địa hình cho phần chính của sân khấu, bao quanh đường hầm gió thiết kế như một đại thụ.
Phòng động cơ của hầm gió được đặt bên dưới sân khấu, với công nghệ được phát triển bởi nhà sản xuất hầm gió Aerodium có thể tạo ra luồng không khí đi thẳng vào hầm gió và được điều chỉnh bởi người vận hành. Nhờ vậy, sau khi bay lên, luồng gió được điều chỉnh để người bay quay về lại vị trí cũ.
Bí mật để những nhà sư Thiếu Lâm bay lượn tại đây nằm ở lõi của tòa nhà: nơi có một đường hầm gió. Bên ngoài là những bậc thang không đơn thuần chỉ tô điểm cho công trình; mà có địa hình cho phần chính của sân khấu, bao quanh đường hầm gió thiết kế như một đại thụ.
Phòng động cơ của hầm gió được đặt bên dưới sân khấu, với công nghệ được phát triển bởi nhà sản xuất hầm gió Aerodium có thể tạo ra luồng không khí đi thẳng vào hầm gió và được điều chỉnh bởi người vận hành. Nhờ vậy, sau khi bay lên, luồng gió được điều chỉnh để người bay quay về lại vị trí cũ.
Bề mặt cầu thang hở cũng cung cấp luồng không khí lớn cho động cơ gió và phân tán tiếng ồn của máy móc để những nhà sư bay trong đường hầm gió yên tĩnh tuyệt đối.
Bề mặt cầu thang hở cũng cung cấp luồng không khí lớn cho động cơ gió và phân tán tiếng ồn của máy móc để những nhà sư bay trong đường hầm gió yên tĩnh tuyệt đối.
Luồng không khí có thể đẩy người bay cao tới 15 m khỏi đường hầm gió. Video: Aerodium/YouTube.
Không gian bên trung và bên ngoài kịch trường rộng khoảng 300 m2, với khán đài này có 230 chỗ ngồi. Hàng tuần, khách tham quan có thể theo dõi những màn biểu diễn của các nhà sư Thiếu Lâm tại đây. Nếu dám mạo hiểm hay muốn trải nghiệm cảm giác tĩnh tại giữa thinh không, du khách cũng có thể bay trong đường hầm.
Không gian bên trung và bên ngoài kịch trường rộng khoảng 300 m2, với khán đài này có 230 chỗ ngồi. Hàng tuần, khách tham quan có thể theo dõi những màn biểu diễn của các nhà sư Thiếu Lâm tại đây. Nếu dám mạo hiểm hay muốn trải nghiệm cảm giác tĩnh tại giữa thinh không, du khách cũng có thể bay trong đường hầm.
"Công trình là kết hợp của cả những kỹ thuật xây dựng hiện đại và cổ xưa. Kiến trúc thượng tầng bằng thép cắt laser nâng đỡ những bậc thang tạo hình thủ công, khai thác từ mỏ đá địa phương", kiến trúc sư người Latvia, Austris Mailītis, cho hay.
"Công trình là kết hợp của cả những kỹ thuật xây dựng hiện đại và cổ xưa. Kiến trúc thượng tầng bằng thép cắt laser nâng đỡ những bậc thang tạo hình thủ công, khai thác từ mỏ đá địa phương", kiến trúc sư người Latvia, Austris Mailītis, cho hay.
Công trình ở gần Thiếu Lâm tự, cũng tọa trên dãy Tung Sơn. Toàn bộ khuôn viên tu viện đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, cũng được coi là cái nôi của phái Thiền tông và võ thuật kungfu.
Công trình ở gần Thiếu Lâm tự, cũng tọa trên dãy Tung Sơn. Toàn bộ khuôn viên tu viện đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, cũng được coi là cái nôi của phái Thiền tông và võ thuật kungfu.
Bảo Ngọc (Theo Culture Trip)
Ảnh: Ansis Starks/Mailitis Architects
Xem thêm: Ngôi làng nơi người dân đều là cao thủ kungfu ở Trung Quốc