Phía bắc của Qaraqalpaqstan, nước cộng hòa tự trị thuộc Uzbekistan là một khung cảnh kỳ lạ, gây hiếu kỳ với nhiều du khách. Nơi đây được bao quanh bởi cát, cùng một con tàu mắc cạn nằm cách biển 100 km. Trước kia nơi này là biển cả, và giờ đây đã biến mất.
Phía bắc của Qaraqalpaqstan, nước cộng hòa tự trị thuộc Uzbekistan là một khung cảnh kỳ lạ, gây hiếu kỳ với nhiều du khách. Nơi đây được bao quanh bởi cát, cùng một con tàu mắc cạn nằm cách biển 100 km. Trước kia nơi này là biển cả, và giờ đây đã biến mất.
Moynaq, thị trấn nằm ở phía tây của Qaraqalpaqstan từng là một cộng đồng đánh cá phát triển mạnh trên bờ phía nam của biển Aral. Nhưng bây giờ nước cạn dần và chỉ còn trơ lại cát. Mọi thứ còn lại chỉ là một thị trấn ma, nằm cách xa với phần còn lại của cả thế giới.
Moynaq, thị trấn nằm ở phía tây của Qaraqalpaqstan từng là một cộng đồng đánh cá phát triển mạnh trên bờ phía nam của biển Aral. Nhưng bây giờ nước cạn dần và chỉ còn trơ lại cát. Mọi thứ còn lại chỉ là một thị trấn ma, nằm cách xa với phần còn lại của cả thế giới.
Biển Aral từng là biển kín lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 68.000 km2, trải dài từ Kazakhstan ở phía bắc tới Uzbekistan ở phía nam. Trong những năm 1960, nước ở đây bắt đầu rút do chính quyền Nga quyết định chuyển hướng hai con sông chuyên đổ nước vào sang nơi khác để trồng bông. Độ mặn cũng tăng mạnh, khiến các loài cá sống ở đây chết dần. Trong 50 năm tiếp theo, do biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường, biển Aral một lần nữa bị thu nhỏ lại, chỉ còn 1/10 so với diện tích ban đầu.
Biển Aral từng là biển kín lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 68.000 km2, trải dài từ Kazakhstan ở phía bắc tới Uzbekistan ở phía nam. Trong những năm 1960, nước ở đây bắt đầu rút do chính quyền Nga quyết định chuyển hướng hai con sông chuyên đổ nước vào sang nơi khác để trồng bông. Độ mặn cũng tăng mạnh, khiến các loài cá sống ở đây chết dần. Trong 50 năm tiếp theo, do biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường, biển Aral một lần nữa bị thu nhỏ lại, chỉ còn 1/10 so với diện tích ban đầu.
Khi ấy, các ngư dân Moynaq vẫn tin rằng mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường, biển sẽ đầy nước. Nhưng năm tháng qua đi nơi đây dần biến thành hoang mạc với lòng cát trơ trọi. Điều này dẫn theo sự ra đi của hơn 100.000 cư dân. Hiện, dân số của Moynaq vào khoảng 18.000 người.
Khi ấy, các ngư dân Moynaq vẫn tin rằng mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường, biển sẽ đầy nước. Nhưng năm tháng qua đi nơi đây dần biến thành hoang mạc với lòng cát trơ trọi. Điều này dẫn theo sự ra đi của hơn 100.000 cư dân. Hiện, dân số của Moynaq vào khoảng 18.000 người.
"Chẳng còn gì để làm ở đây nữa. Nếu bạn còn trẻ, bạn phải rời đi nơi khác kiếm sống. Phần lớn người ở đây vẫn làm việc chăm chỉ và nhận được số lương ít ỏi từ ngành công nghiệp sản xuất bông - nguồn cơn dẫn đến thảm họa cho chúng tôi ngày hôm nay", Mirbek (bên trái), 24 tuổi cho biết.
"Chẳng còn gì để làm ở đây nữa. Nếu bạn còn trẻ, bạn phải rời đi nơi khác kiếm sống. Phần lớn người ở đây vẫn làm việc chăm chỉ và nhận được số lương ít ỏi từ ngành công nghiệp sản xuất bông - nguồn cơn dẫn đến thảm họa cho chúng tôi ngày hôm nay", Mirbek (bên trái), 24 tuổi cho biết.
Ngày nay, phần lớn cư dân ở thị trấn là người già - những người ở nhà trông nom các cháu cho con cái họ đi làm kiếm tiền, người chăn nuôi gia súc và công nhân làm việc cho ngành công nghiệp bông vải sợi. Người dân ở đây cũng phải chịu một mùa hè nắng nóng khi nhiệt độ lên đến 50 độ C và mùa đông giá lạnh, xuống âm 40 độ C.
Ngày nay, phần lớn cư dân ở thị trấn là người già - những người ở nhà trông nom các cháu cho con cái họ đi làm kiếm tiền, người chăn nuôi gia súc và công nhân làm việc cho ngành công nghiệp bông vải sợi. Người dân ở đây cũng phải chịu một mùa hè nắng nóng khi nhiệt độ lên đến 50 độ C và mùa đông giá lạnh, xuống âm 40 độ C.
Ngành công nghiệp chế biến bông ở khu vực này khiến người dân đang phải đối mặt với vấn đề sức khỏe. Các loại thuốc trừ sâu độc hại và phân bón được sử dụng để trồng bông đã gây ô nhiễm nặng nề, dẫn đến các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh, bệnh về hô hấp, rối loạn miễn dịch. Tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư thực quản ở khu vực này cao hơn mức trung bình của thế giới 25 lần.
Ngành công nghiệp chế biến bông ở khu vực này khiến người dân đang phải đối mặt với vấn đề sức khỏe. Các loại thuốc trừ sâu độc hại và phân bón được sử dụng để trồng bông đã gây ô nhiễm nặng nề, dẫn đến các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh, bệnh về hô hấp, rối loạn miễn dịch. Tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư thực quản ở khu vực này cao hơn mức trung bình của thế giới 25 lần.
Năm 2003, Kazakhstan cùng với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới bắt tay cho dự án phục hồi biển Aral, với mục tiêu khôi phục lại mực nước cho khu vực phía bắc của hồ. Ngày nay du khách đến đây có thể câu cá trên một diện tích nhỏ. Cuộc sống của người dân có dấu hiệu cải thiện. Họ hy vọng rằng, trong một tương lai tươi sáng, biển Aral lại trở về dồi dào nước như trước đây.
Năm 2003, Kazakhstan cùng với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới bắt tay cho dự án phục hồi biển Aral, với mục tiêu khôi phục lại mực nước cho khu vực phía bắc của hồ. Ngày nay du khách đến đây có thể câu cá trên một diện tích nhỏ. Cuộc sống của người dân có dấu hiệu cải thiện. Họ hy vọng rằng, trong một tương lai tươi sáng, biển Aral lại trở về dồi dào nước như trước đây.
Ảnh: BBC.
Anh Minh