![]() |
Cao nguyên Tây Tạng cao 4.200 mét so với mặt biển (đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam cũng chưa đầy 3.900 m). |
NO cũng thúc đẩy khả năng vận chuyển ôxy của huyết sắc tố (hemoglobin), một hợp phần của hồng cầu tạo nên sắc đỏ của máu. Thông thường, khi lên cao, tình trạng thiếu ôxy sẽ gây ra hàng loạt triệu chứng, nhẹ là lú lẫn, nặng là phù não, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, các dân tộc ở trên những "nóc nhà thế giới" lại không bị hiện tượng này.
Nhóm khoa học đứng đầu là Cynthia Beall của Đại học Case Western Reserve ở Ohio, Mỹ, đã thực hiện nghiên cứu trên ba nhóm người Bolivia, người Tây Tạng và người Mỹ. Họ đo đạc nồng đồ NO trong hơi thở của 105 người không hút thuốc lá khoẻ mạnh sống ở Tây Tạng (cao 4.200 mét so với mặt biển), 144 người Bolivia ở độ cao 3.900 m, và 33 người sống Mỹ sống ở độ cao bằng với mực nước biển.
Kết quả là nồng độ NO trong hơi thở của người Tây Tạng lớn gấp 2 lần của người Mỹ, còn hàm lượng NO của người Bolivia so với người Mỹ thì cao hơn 25%.
Những phản ứng với môi trường tương tự như nhau của hai dân tộc vùng cao cách ly về địa lý đã cho thấy tầm quan trọng của NO đối với sự sống trong điều kiện thiếu ôxy nghiêm trọng. “Nồng độ NO cao trong phổi dường như bù đắp lại việc thiếu oxy xung quanh, bằng cách mở đường cho ôxy từ phổi đi khắp cơ thể", Beall nhận định.
Phát hiện này được đăng tải trên tạp chí Nature hôm nay (22/11).
B.H. (theo Reuters)