Thứ bảy, 30/11/2024
Thứ ba, 16/6/2020, 09:00 (GMT+7)

Niềm vui của bé trong giờ uống sữa tại trường

Hoạt động tìm hiểu chất dinh dưỡng, chế tạo đồ chơi từ vỏ hộp... trở nên quen thuộc với nhiều học sinh trong giờ uống sữa, thuộc chương trình Sữa học đường.

TP HCM: Tháng 11/2019, chương trình Sữa học đường được triển khai tại 10 quận huyện. Đến nay, giờ uống sữa học đường trở nên quen thuộc với học sinh thành phố và mang đến nhiều niềm vui cho các em. Theo chia sẻ của một số phụ huynh, sau một thời gian uống sữa đều đặn tại trường, chiều cao của trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực.

Để giúp học sinh vui uống sữa, giáo viên cho các em các trò chơi, lồng ghép chia sẻ lợi ích dinh dưỡng của sữa cũng như giúp các em cao lớn, khỏe mạnh, thông minh hơn. Nhiều bé dù ở nhà lười uống sữa nhưng khi đến trường có bạn bè cùng thi đua, có thầy cô động viên, nhắc nhở nên uống rất ngoan. 

Sau giờ vận động, vui chơi, học sinh trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2 (TP HCM) cùng nhau thưởng thức hộp sữa thơm ngon, yêu thích. Sau giãn cách xã hội, nhiều phụ huynh còn đăng ký cho con uống sữa tại trường để góp phần giúp trẻ tăng đề kháng, phòng dịch bệnh. Như tại trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2, tỷ lệ uống sữa học đường tăng từ 82% lên hơn 85%. Phụ huynh chia sẻ yên tâm hơn khi con được bổ sung thêm dưỡng chất tại trường nhờ có chương trình Sữa học đường. 

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách gấp vỏ hộp sữa đúng cách. Mỗi khi uống xong, các bé đều tự giác gấp vỏ sữa và bỏ rác đúng nơi quy định để dễ dàng thu gom và xử lý. Những hoạt động này giúp giờ uống sữa theo chương trình Sữa học đường trở nên thú vị hơn, các em có thêm nhiều kiến thức mới và hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ trên ghế nhà trường.

Các bé mầm non làm mô hình xe, máy bay, ngôi nhà... từ hộp sữa. Thông qua hoạt động này, trẻ học được cách bảo vệ môi trường bằng việc tái chế đồ dùng, kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo. Đây là một trong những giờ học yêu thích của các bé trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2. 

Theo cô Phan Thị Mỵ, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Củ Chi, chương trình Sữa học đường mang tính nhân văn và có ý nghĩa đặc biệt với những bé không có điều kiện uống sữa mỗi ngày. Những gia đình khó khăn, gánh nặng cơm áo gạo tiền nên con không có cơ hội để uống sữa mỗi ngày, trong khi sữa rất cần thiết cho các bé. Như em Thiên Bình và Thiên Bảo khi được nhà trường thông báo hai bé được uống sữa miễn phí nên gia đình an tâm con có thêm nguồn dưỡng chất có lợi cho sự phát triển. 

Hà Nội: Hơn một triệu học sinh mầm non và tiểu học tại 4.000 trường trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được uống sữa học đường sau thời gian giãn cách. Khối mầm học và tiểu học công lập đạt 100% trường tham gia với 93% trẻ đăng ký uống sữa. Khối ngoài công lập có 86,7% trường đăng ký tham gia và 80,73% trẻ đăng ký uống sữa. 

Các em học sinh trường Tiểu học Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cùng nhau đọc hạn sử dụng của hộp sữa, học cách gấp vỏ hộp theo sự hướng dẫn của thầy cô. Các bé còn được giáo viên dặn dò ăn nhiều loại thực phẩm, tăng cường uống sữa, trái cây, rau xanh... để có sức khỏe học tốt.  

Quảng Nam: Niềm vui của các trẻ em 6 huyện miền núi của Quảng Nam là được uống sữa khi đến trường. Nhiều phụ huynh cho biết, do điều kiện kinh tế khó khăn, lo miếng cơm manh áo còn chật vật nên sữa trở nên xa xỉ, hiếm khi nào các em có được hộp sữa. Khi được uống sữa ở trường, bắt đầu từ ngày 1/6 nên các em hào hứng đến trường hơn nữa. 

Trà Vinh: Lần đầu tiên, chương trình Sữa học đường đến với học sinh tại tỉnh Trà Vinh. 55.000 trẻ em cấp mầm non, tiểu học tại 276 trường trên địa bàn tỉnh được uống bốn hộp sữa mỗi tuần từ tháng 5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em của tỉnh Trà Vinh vẫn còn khá cao, tốc độ tăng trưởng không đều ở lứa tuổi tiểu học, nhất là trẻ vùng sâu nên chương trình nhận được sự hưởng ứng của phụ huynh, giáo viên và học sinh.

Kim Uyên

Ảnh: Quỳnh Trần - Đắc Thành - Ngọc Thành

 

Chương trình "Sữa học đường" theo hình thức xã hội hóa và hoàn toàn tự nguyện, trong đó, nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí uống sữa, phụ huynh chỉ phải đóng góp một phần.

Chương trình đã được Vinamilk đồng hành triển khai đến hàng triệu học sinh mầm non, tiểu học tại 22 tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Thuận... và đã trở thành một phần của hoạt động giáo dục tại các địa phương. Trong năm 2020, lần đầu tiên, chương trình còn tổ chức ở các tỉnh như Trà Vinh, Quảng Nam, Hà Giang.