Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nhiều cá nhân, tổ chức mong muốn đến các quốc gia khác để khởi động công việc kinh doanh của mình. Theo One IBC, nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thành lập công ty tại nước ngoài, có rất nhiều cơ hội để sở hữu một doanh nghiệp và duy trì hoạt động ở nước ngoài, nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro pháp lý nếu doanh nghiệp không nắm rõ quy định và luật pháp của nước sở tại.
Dưới đây là những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài cần phải nắm rõ để tránh bị xử phạt và cản trở hoạt động kinh doanh:
Thủ tục thành lập
Thủ tục thành lập công ty tại mỗi quốc gia có sự khác nhau, tùy vào quy định riêng về yêu cầu pháp luật của từng nước, mỗi nơi có một quy định riêng.
Ví dụ: Ở New Zealand, quy trình thành lập doanh nghiệp chỉ trong một ngày với thủ tục giấy tờ tối thiểu (hai ngày ở Úc). Ở Panama và Chile, quy trình thành lập doanh nghiệp cần khoảng 6 - 7 thủ tục và có thể mất gần hai tuần. Ở Bồ Đào Nha, quá trình này có thể mất ít nhất 5 ngày và ít nhất là 5 thủ tục. Ở Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc), việc thành lập doanh nghiệp bao gồm 3 thủ tục và có thể hoàn thành trong 3 ngày.
Doanh nghiệp đăng ký hình thức kinh doanh, mô hình kinh doanh phù hợp với pháp luật nước sở tại và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những hoạt động của mình. Các yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp như bảo vệ dữ liệu, quyền của nhân viên hoặc thuế có thể trở thành vấn đề lớn nếu không tuân thủ đúng pháp luật của quốc gia đó.
Bảo vệ quyền lợi người lao động
Luật pháp tại các nước phát triển, đặc biệt các quốc gia châu Âu và Mỹ rất chú trọng bảo vệ quyền lợi của người lao động như lương, nghỉ lễ, giờ làm việc, quyền tham gia công đoàn, bảo hiểm. Vì vậy, doanh nghiệp có sử dụng người lao động cần đảm bảo có hợp đồng lao động theo đúng pháp luật của địa phương, trong đó nêu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động.
Hợp đồng
Không chỉ hợp đồng lao động, các loại hợp đồng khác như B2C, B2B hay thỏa thuận với nhà cung cấp ở nước ngoài đều phải sử dụng ngôn ngữ nước sở tại và đảm bảo giá trị pháp lý của quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chuyên gia pháp lý độc lập kiểm tra các loại hợp đồng hoặc điều khoản dịch vụ có hiệu lực pháp lý hay không.
Một thách thức nữa là, ngôn ngữ trong các loại hợp đồng đều phải sử dụng ngôn ngữ địa phương. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết và hiểu ngôn ngữ nước sở tại, hoặc có đơn vị dịch văn bản chuẩn ngôn ngữ theo đúng luật.
Sở hữu trí tuệ
Các nước phát triển rất coi trọng vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu, bằng sáng chế, quyền thiết kế, kiểu dáng và bản quyền phải được đăng ký tại chính thị trường doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp nên xem xét việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của mình (nếu cần) ở tất cả các thị trường xuất khẩu. Ví dụ, nếu doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng tại 3 thị trường ở châu Âu trở lên, doanh nghiệp nên cân nhắc việc đăng ký bảo hộ trên toàn EU, nhưng cũng có thể nộp hồ sơ cho từng quốc gia nếu tập trung kinh doanh tại các thị trường hạn chế.
Thuế
Việc thành lập một pháp nhân ở nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải biết các mã số thuế khác nhau và hiểu các quy định kinh doanh của nước đó. Ví dụ: ở một số quốc gia, doanh nghiệp mở văn phòng lâu hơn 6 tháng phải khai thuế trước ngày đến hạn, nếu không doanh nghiệp có thể bị phạt. Hoặc, phải sau 12 tháng hoạt động liên tục, doanh nghiệp mới có thể được khấu trừ một số loại thuế ở đến mức cao nhất.
Bảo vệ dữ liệu
Dữ liệu thường được ví như vàng của thời đại công nghiệp 4.0 và Liên minh Châu Âu có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân nghiêm ngặt. Do đó, việc doanh nghiệp nhận hoặc xử lý dữ liệu cá nhân phải tuân theo các quy định, cần có sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu, không được chuyển ra ngoài EU mà không có đăng ký bảo vệ và sử dụng dữ liệu phù hợp.
Thuê địa điểm
Luật pháp mỗi quốc gia quy định khác nhau về việc thuê và sử dụng mặt bằng để làm văn phòng hoặc nhà máy. Doanh nghiệp thuê địa điểm kinh doanh cần hiểu quyền và trách nhiệm của mình trong thời điểm thuê và sau khi chuyển đi để tránh bị khiếu kiện, ví dụ như quyền của bên thuê đối với các tài sản gắn liền? Nếu có hỏng hóc xảy ra, trách nhiệm của bên thuê và cho thuê như thế nào? Bên cho thuê có thể tự ý tăng tiền thuê nhà không? Ai sẽ trả tiền cho các tiện ích, bảo trì, an ninh và các dịch vụ khác trong khi bạn đang làm việc?
Tranh chấp
Tranh chấp vẫn có thể xảy ra giữa doanh nghiệp và nhân viên, đối tác, khách hàng hoặc một số trường hợp khác. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài lưu ý các thủ tục giải quyết tranh chấp qua luật sư để đảm bảo trách nhiệm pháp lý và các chi phí bổ sung.
Hoàng Minh
One IBC chuyên cung cấp dịch vụ trước và sau khi thành lập doanh nghiệp cho các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới, từ thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài, hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng cho đến các dịch vụ kế toán và kiểm toán.
One IBC có các chuyên gia và các trụ sở đặt tại các thành phố lớn như: Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, thành phố Irvine (California, Hoa Kỳ), Vilnius (Lithuania), và TP Hồ Chí Minh (Việt Nam). Ngoài 5 văn phòng trên, One IBC cũng đã thành lập 32 chi nhánh, các văn phòng đại diện, và các công ty liên kết tại các trung tâm kinh tế toàn cầu.
Các tổ chức, cá nhân cần hỗ trợ mở doanh nghiệp ở nước ngoài có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Địa chỉ:
Văn phòng Việt Nam
Tầng 3 - Vincom+ Nam Long, 71 Trần Trọng Cung, Tân Thuận Đông, Quận 7, HCM, Việt Nam
Điện thoại: +84 84877 77
Văn phòng SINGAPORE
1 Raffles Place, #40-02, One Raffles Place, Office Tower 1, Singapore 048616.
Điện thoại: +65 6591 9991