Tản Đà (1889-1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Quê ông ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội).
Bút danh Tản Đà của ông là ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà. Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng, tổ tiên xưa có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.
Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ. 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết. Lên 6 tuổi, ông học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc ngữ; 10 tuổi biết làm câu đối, thơ văn. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Từ năm 1915 đến 1926, Tản Đà liên tục có những tác phẩm thơ gây được tiếng vang. Với tâm hồn lãng mạn, ý tưởng "ngông nghênh, đậm cá tính", ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà in ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân có đoạn: "Tiên sinh còn giữ được của thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lòng bình thản một người thời trước".
Hoài Thanh đã dành cho Tản Đà những lời khen tặng danh giá nhất, gọi ông là "con người của hai thế kỷ". Trong bài Thề non nước của Tản Đà có những câu thơ nổi tiếng như:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Câu 3: Nhà thơ nào khởi xướng ra trường thơ loạn, thường được gọi nôm na là "thơ điên" trước năm 1945?