Người Pháp xây cầu Long Biên trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), với mục đích tạo con đường sắt từ thành phố cảng Hải Phòng vượt sông Hồng nối với Lào Cai, sang Vân Nam (Trung Quốc). Cầu được xây dựng hoàn toàn bằng thép, không tính hai đầu cầu dẫn, đã trở thành cây cầu lớn nhất của cả xứ Đông Dương thời đó. Lúc đầu, cầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Bảng kim loại khắc thời gian khởi công năm 1899, hoàn thành năm 1902. Người Pháp thời đó ca ngợi đây là 'cây cầu nối liền hai thế kỷ'. Hà Nội có cầu Long Biên/ Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng/ Tàu xe đi lại thong dong/ Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi... là những câu thơ về cây cầu dài 2.290m mà nhiều người Hà Nội xưa thuộc. Khi mới xây dựng, cầu chủ yếu dành cho xe lửa và hai bên có đường cho người đi bộ, thưa thớt vài loại xe thô sơ, chủ yếu là xe tay kéo. Từ năm 1920 trở đi, khi ôtô du nhập vào Việt Nam và phổ biến hơn thì con đường hai bên cầu mới được mở rộng. Người Hà Nội xưa gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề vì nó bắc qua bến Bồ Đề (huyện Gia Lâm). Con đường đi bộ hai bên cầu là nơi dạo mát đẹp nhất Hà Nội thời đó. Người Pháp sống ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 rất thích ngồi xe kéo chạy trên cầu Long Biên, vãn cảnh sông Hồng. Những xóm chài ven sông. Cuộc sống của người dân bãi giữa sông Hồng, ven chân cầu Long Biên. Cây cầu chứng kiến bao đổi thay và buồn vui của thủ đô Hà Nội. Cầu xây dựng chủ yếu để phục vụ tuyến xe lửa chở nhiên liệu trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Cầu Long Biên từng bị nghiêng vì những dòng xe của thực dân điều quân từ trong nội thành sang sân bay Gia Lâm, tăng cường cho chiến trường Điện Biên Phủ. Đường tàu qua ống kính nhiếp ảnh gia Alex Stoen. Xem tiếp Hoàng PhươngẢnh tư liệuDời 9 nhịp cầu Long Biên để giảm giải phóng mặt bằng