Công nương Kate Middleton trở thành "nạn nhân của Photoshop" khi tờ Woman's Day sửa ảnh khiến cô trở nên đáng sợ, không giữ được thần thái như ảnh gốc (ảnh phải). Bức ảnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đi thăm vùng bị lũ lụt tàn phá Chennai, được Cục báo chí nước này đăng lên, đã bị đem ra chế giễu vì chỉnh sửa lộ liễu. Trong ảnh, Thủ tướng ngồi trên máy bay thấy rõ cảnh nhà cửa, cây cối ngập trong nước. Trên thực tế, hình ảnh chụp được qua cửa kính rất mờ (ảnh góc trên bên trái). Ngay lập tức, bức ảnh bị chế thành nhiều phiên bản hài hước. Mariah Carey lại bị bóc mẽ vì "Photoshop không biết ngượng tay". Hồi tháng 4, nữ ca sĩ 45 tuổi khoe ảnh bìa album #1 to Infinity đầy gợi cảm và mảnh mai lên Instagram. Tuy nhiên, nhiều người đã chia sẻ ảnh ngoài đời thực của Carey để thấy thân hình đẫy đà của bà mẹ hai con. Đầu năm 2015, những bức ảnh được Lindsay Lohan đăng trên Instagram liên tục bị chê bai vì chỉnh sửa cẩu thả. Ví dụ trong tấm hình trên, phần mông đã được kéo ra để trông đầy đặn hơn còn phần chân được làm cho thon, nhưng lại khiến cánh cửa phía sau méo mó một cách kỳ dị. Apple cũng dính "thảm hoạ Photoshop" vào tháng 9/2015 nhưng theo cách họ không ngờ tới. Hãng này mời chuyên gia Eric Snowden của Adobe lên sân khấu giới thiệu công cụ Photoshop Fix. Snowden chiếu ảnh một cô gái và nói: "Tôi không hài lòng với nụ cười của người mẫu. Tôi ước cô ấy cười tươi hơn. May mắn thay chúng ta đã có một ứng dụng để khắc phục điều đó". Sau đó, ông thực hiện một số thao tác để khuôn miệng người mẫu uốn lên như đang cười. Mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập phản ứng giận dữ của người xem rằng đây là một trò đùa độc ác. "Ông ấy dùng Photoshop để ép một phụ nữ cười trong sự kiện của Apple ư? Đó được đem ra làm ví dụ cho khả năng biên tập ảnh ư?", thành viên Emily Combs thắc mắc trên Twitter. "Ơn chúa, chắc phần mềm này có thể giúp các nam nhân viên Apple cảm thấy thoải mái hơn với khuôn mặt của cô ấy", một thành viên khác nói. Hồi tháng 5, Triều Tiên công bố ảnh khẳng định phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Tuy nhiên, kỹ sư hàng không vũ trụ người Đức Markus Schiller và Robert Schmucker cho rằng đây chỉ là sản phẩm của Photoshop vì ảnh phản chiếu của luồng lửa không khớp. Trước đó, vào tháng 4, báo chí Triều Tiên đưa hình ảnh Chủ tịch Kim Jong-un leo lên ngọn núi Paektu cao nhất nước này. Trang phục của ông có vẻ không phù hợp với thời tiết lạnh giá ở khu vực, thậm chí ông còn không đội mũ. Bên cạnh đó, nhóm 16 người lính ở phần trên bức ảnh có tư thế lạ, như thể đang đu nhau trên một mỏm đá và lơ lửng trong không trung. Ngoài ra, còn có một số chi tiết khó hiểu như phần khoảng trống giữa hai chân người lính. Hỉnh ảnh quảng cáo trên một tạp chí của Đức, trong đó chân người mẫu khác hẳn với tư thế phản chiếu trong gương. Nhiều người cũng phát hiện sự vô lý trong tấm ảnh được hãng Warner Brothers đăng trên website Tây Ban Nha vào tháng 4. Dường như diễn viên Will Smith được ôm bởi một phụ nữ không đầu, còn khuôn mặt khả ái phía sau chẳng liên quan gì đến họ. Kênh NBC News đăng ảnh mọi người thưởng thức màn bắn pháo hoa trong một trận đấu bóng rổ, nhưng trang này không giải thích vì sao tay người đàn ông bên trái lại có thể nhìn xuyên thấu trong khi cánh tay của cả hai người đàn ông trông cũng khá "dị". Minh MinhNhững sự cố Photoshop gây chú ý năm 2014 Những thảm hoạ Photoshop tai tiếng năm 2013 Những 'thảm họa' Photoshop năm 2012