Theo Lifestyle Asia, công ty Bonhams mở phiên đấu giá Infinity (1995) - tác phẩm chưa từng công bố của Yayoi Kusama - hôm 25/5 tại Hong Kong. Tranh cao 2 m, được chia thành hai phần hoa văn mắt lưới và chấm bi (polka dot). Infinity là bức họa duy nhất nghệ sĩ kết hợp hai kiểu họa tiết trong cùng một tác phẩm. Cả hai đều gắn liền với tuổi thơ và quá trình sáng tạo của bà. Ảnh: Bonhams
Yayoi Kusama sinh ra trong gia đình khá giả nhưng tuổi thơ không êm đẹp, bị mẹ cấm không cho theo nghiệp vẽ. Bà còn bị mẹ bắt chứng kiến cảnh bố ngoại tình. Nỗi đau ngày nhỏ khiến họa sĩ gặp ảo giác từ năm 10 tuổi. Khi trưởng thành, bà dùng chính bệnh của mình làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Họa sĩ hứng thú với chủ đề vũ trụ vô hạn và sự diệt vong, thường thể hiện trong nhiều tác phẩm. Infinity là một trong những bức tranh thuộc đề tài đó.
Theo Lifestyle Asia, công ty Bonhams mở phiên đấu giá Infinity (1995) - tác phẩm chưa từng công bố của Yayoi Kusama - hôm 25/5 tại Hong Kong. Tranh cao 2 m, được chia thành hai phần hoa văn mắt lưới và chấm bi (polka dot). Infinity là bức họa duy nhất nghệ sĩ kết hợp hai kiểu họa tiết trong cùng một tác phẩm. Cả hai đều gắn liền với tuổi thơ và quá trình sáng tạo của bà. Ảnh: Bonhams
Yayoi Kusama sinh ra trong gia đình khá giả nhưng tuổi thơ không êm đẹp, bị mẹ cấm không cho theo nghiệp vẽ. Bà còn bị mẹ bắt chứng kiến cảnh bố ngoại tình. Nỗi đau ngày nhỏ khiến họa sĩ gặp ảo giác từ năm 10 tuổi. Khi trưởng thành, bà dùng chính bệnh của mình làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Họa sĩ hứng thú với chủ đề vũ trụ vô hạn và sự diệt vong, thường thể hiện trong nhiều tác phẩm. Infinity là một trong những bức tranh thuộc đề tài đó.
Bức Untitled (Nets) (1959) trị giá 10,5 triệu USD, do Philips đấu giá ở New York hồi tháng 5/2022, là tác phẩm có giá cao nhất của Yayoi Kusama. Ảnh: MutualArt
Tranh theo trường phái biểu hiện trừu tượng và chủ nghĩa tối giản, chỉ có những chấm tròn trên nền trắng. Nghệ sĩ mô tả họa tiết trong tranh là câu thần chú bao bọc bà trong tấm màn ma thuật kỳ bí, ẩn chứa sức mạnh vô hình.
Untitled (Nets) thuộc nhóm những tác phẩm đầu tiên Kusama thực hiện trong dự án Infinity Nets sau khi họa sĩ đến Mỹ năm 1958.
Bức Untitled (Nets) (1959) trị giá 10,5 triệu USD, do Philips đấu giá ở New York hồi tháng 5/2022, là tác phẩm có giá cao nhất của Yayoi Kusama. Ảnh: MutualArt
Tranh theo trường phái biểu hiện trừu tượng và chủ nghĩa tối giản, chỉ có những chấm tròn trên nền trắng. Nghệ sĩ mô tả họa tiết trong tranh là câu thần chú bao bọc bà trong tấm màn ma thuật kỳ bí, ẩn chứa sức mạnh vô hình.
Untitled (Nets) thuộc nhóm những tác phẩm đầu tiên Kusama thực hiện trong dự án Infinity Nets sau khi họa sĩ đến Mỹ năm 1958.
Cận cảnh bức tranh Untitled (Nets). Video: Philips
A Flower được gõ búa 8,3 triệu USD, ra đời vào những năm 1980. Ảnh: MutualArt
Tờ Japan Times vinh danh Yayoi Kusama là họa sĩ bán chạy nhất năm 2023 sau khi Christie's đấu giá thành công bức A Flower của bà tại Hong Kong. Tác phẩm được nhiều nhà sưu tầm chú ý vì hoa đóng vai trò quan trọng trong kho tàng sáng tạo của Kusama.
Về mặt biểu tượng, thược dược tím trong tranh Yayoi Kusama thể hiện bản chất dễ thay đổi của cuộc sống, là sự phân đôi giữa sống và chết, hạnh phúc và tang tóc. Theo Artsy, hoa được xem là "lối vào" dẫn nghệ sĩ khám phá quan niệm về thế giới xung quanh. Kusama bắt đầu nghiên cứu thực vật từ sớm, phác thảo nhiều tranh giải phẫu cây cỏ trước khi theo phong cách trừu tượng.
A Flower được gõ búa 8,3 triệu USD, ra đời vào những năm 1980. Ảnh: MutualArt
Tờ Japan Times vinh danh Yayoi Kusama là họa sĩ bán chạy nhất năm 2023 sau khi Christie's đấu giá thành công bức A Flower của bà tại Hong Kong. Tác phẩm được nhiều nhà sưu tầm chú ý vì hoa đóng vai trò quan trọng trong kho tàng sáng tạo của Kusama.
Về mặt biểu tượng, thược dược tím trong tranh Yayoi Kusama thể hiện bản chất dễ thay đổi của cuộc sống, là sự phân đôi giữa sống và chết, hạnh phúc và tang tóc. Theo Artsy, hoa được xem là "lối vào" dẫn nghệ sĩ khám phá quan niệm về thế giới xung quanh. Kusama bắt đầu nghiên cứu thực vật từ sớm, phác thảo nhiều tranh giải phẫu cây cỏ trước khi theo phong cách trừu tượng.
Bức Pumpkin (LPASG) (2013) giá tám triệu USD. Ảnh: Christie’s
Với hai màu vàng - đen kết hợp họa tiết kính vạn hoa, Lifestyle Asia nhận xét tranh là lời mời khán giả bước vào thế giới nội tâm phức tạp của họa sĩ, đại diện cho những đấu tranh tâm lý trong quá trình sáng tạo của Yayoi Kusama.
Bí ngô cũng là đề tài phổ biến của "nữ hoàng chấm bi" vì gắn liền thời thơ ấu của bà. Trong một bài phỏng vấn, bà nói có niềm đam mê với loại quả này vì trông giống con người, thích cảm giác ấm áp chúng mang lại.
Bức Pumpkin (LPASG) (2013) giá tám triệu USD. Ảnh: Christie’s
Với hai màu vàng - đen kết hợp họa tiết kính vạn hoa, Lifestyle Asia nhận xét tranh là lời mời khán giả bước vào thế giới nội tâm phức tạp của họa sĩ, đại diện cho những đấu tranh tâm lý trong quá trình sáng tạo của Yayoi Kusama.
Bí ngô cũng là đề tài phổ biến của "nữ hoàng chấm bi" vì gắn liền thời thơ ấu của bà. Trong một bài phỏng vấn, bà nói có niềm đam mê với loại quả này vì trông giống con người, thích cảm giác ấm áp chúng mang lại.
Năm 2023, Sotheby's đấu giá quả bí ngô điêu khắc Pumpkin (L) (2014), đạt 7,98 triệu USD. Tác phẩm được xem như chuẩn mực mới của ngành điêu khắc Nhật Bản, theo Lifestyle Asia. Ảnh: Sotheby's
Năm 2023, Sotheby's đấu giá quả bí ngô điêu khắc Pumpkin (L) (2014), đạt 7,98 triệu USD. Tác phẩm được xem như chuẩn mực mới của ngành điêu khắc Nhật Bản, theo Lifestyle Asia. Ảnh: Sotheby's
Interminable Net #4 (1959) thu về 7,9 triệu USD trong phiên đấu giá của Sotheby's Hong Kong năm 2019. Yayoi Kusama trở thành nữ nghệ sĩ có tác phẩm đắt giá nhất châu Á tại thời điểm đó.
Bức tranh lấy cảm hứng từ một lần họa sĩ ngồi trên máy bay nhìn xuống mặt biển. Bà thấy đại dương như được phủ một mảng lưới khổng lồ nên muốn thực hiện tác phẩm mô phỏng các cơn sóng. Ảnh: Sotheby's
Interminable Net #4 (1959) thu về 7,9 triệu USD trong phiên đấu giá của Sotheby's Hong Kong năm 2019. Yayoi Kusama trở thành nữ nghệ sĩ có tác phẩm đắt giá nhất châu Á tại thời điểm đó.
Bức tranh lấy cảm hứng từ một lần họa sĩ ngồi trên máy bay nhìn xuống mặt biển. Bà thấy đại dương như được phủ một mảng lưới khổng lồ nên muốn thực hiện tác phẩm mô phỏng các cơn sóng. Ảnh: Sotheby's
Flowers (2015) trị giá 7,5 triệu USD. Ảnh: Instagram Yayoi Kusama
A Pumpkin (BAGN8) (2011) được Sotheby's đấu giá tại Hong Kong vào tháng 4/2023, giá bảy triệu USD. Ảnh: Sotheby's
Lifestyle Asia cho biết các nhà sưu tầm nghệ thuật đánh giá cao kỹ năng xử lý hoa văn chấm bi với các đường cong quanh chủ thể, tạo cảm giác tranh ba chiều.
A Pumpkin (BAGN8) (2011) được Sotheby's đấu giá tại Hong Kong vào tháng 4/2023, giá bảy triệu USD. Ảnh: Sotheby's
Lifestyle Asia cho biết các nhà sưu tầm nghệ thuật đánh giá cao kỹ năng xử lý hoa văn chấm bi với các đường cong quanh chủ thể, tạo cảm giác tranh ba chiều.
No. Red B (1960) có giá bảy triệu USD. Ảnh: Sotheby's
Bức tranh cao 1,7 m, được tác giả thực hiện trong những năm đầu đến Mỹ. No. Red B được cho phản ánh tình trạng sức khỏe tinh thần không ổn của bà bấy giờ.
No. Red B (1960) có giá bảy triệu USD. Ảnh: Sotheby's
Bức tranh cao 1,7 m, được tác giả thực hiện trong những năm đầu đến Mỹ. No. Red B được cho phản ánh tình trạng sức khỏe tinh thần không ổn của bà bấy giờ.
Tranh Pumpkin (TWPOT) (2010) thu về 6,9 triệu USD trong phiên đấu giá của Sotheby's năm 2019. Ảnh: Sotheby's
Tạp chí nhận xét bức họa thể hiện tinh thần khác biệt trong phong cách sáng tạo của Yayoi Kusama, đại diện cho chủ nghĩa biểu hiện, nghệ thuật pop-art và trường phái trừu tượng. Họa sĩ phô diễn tài năng qua cách kết hợp màu sắc với những họa tiết lặp lại tạo cảm giác chuyển động.
Tranh Pumpkin (TWPOT) (2010) thu về 6,9 triệu USD trong phiên đấu giá của Sotheby's năm 2019. Ảnh: Sotheby's
Tạp chí nhận xét bức họa thể hiện tinh thần khác biệt trong phong cách sáng tạo của Yayoi Kusama, đại diện cho chủ nghĩa biểu hiện, nghệ thuật pop-art và trường phái trừu tượng. Họa sĩ phô diễn tài năng qua cách kết hợp màu sắc với những họa tiết lặp lại tạo cảm giác chuyển động.
Bí ngô điêu khắc cỡ vừa Pumpkin (M) (2014) có giá 6,5 triệu USD, được bán trong phiên đấu giá của Sotheby's New York. Ảnh: Sotheby's
Bí ngô điêu khắc cỡ vừa Pumpkin (M) (2014) có giá 6,5 triệu USD, được bán trong phiên đấu giá của Sotheby's New York. Ảnh: Sotheby's
Chân dung họa sĩ 95 tuổi. Ảnh: Instagram Yayoi Kusama
Yayoi Kusama sinh năm 1929, là họa sĩ Nhật Bản nổi tiếng với phong cách chấm bi (polka dot). Con đường thành danh của bà gặp nhiều chông gai, ngày trẻ từng bị xem thường bởi định kiến giới tại quê nhà, không được giới nghệ thuật trong nước đánh giá cao. Kusama đến Mỹ từ năm 1958 vì không tìm thấy hướng phát triển tại Nhật.
Hơn 10 năm sống tại Mỹ, bà hoàn thành nhiều tác phẩm, bao gồm chuỗi tranh Infinity Nets nổi tiếng, tổ chức vài triển lãm nghệ thuật mang thông điệp xã hội. Theo New York's Post, Yayoi Kusama từng cố tự tử sau khi phát hiện nhiều đồng nghiệp nam, trong đó có bạn thân của bà - biểu tượng Pop-art Andy Warhol - đạo nhái ý tưởng. Bà trở về Nhật Bản năm 1972, chủ động xin vào bệnh viện tâm thần sống vì tâm lý bất ổn, đồng ý tiếp nhận nhiều phương thức trị liệu bằng hội họa do cơ sở y tế cung cấp.
Theo Artnews, Yayoi Kusama được công nhận là một trong những nghệ sĩ còn sống quan trọng nhất của Nhật Bản, có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật đương đại quốc tế. Năm 2006, bà nhận giải Nhà nước về thành tựu trọn đời. Hiện Yayoi Kusama vẫn miệt mài với công việc sáng tạo dù hơn 90 tuổi.
Chân dung họa sĩ 95 tuổi. Ảnh: Instagram Yayoi Kusama
Yayoi Kusama sinh năm 1929, là họa sĩ Nhật Bản nổi tiếng với phong cách chấm bi (polka dot). Con đường thành danh của bà gặp nhiều chông gai, ngày trẻ từng bị xem thường bởi định kiến giới tại quê nhà, không được giới nghệ thuật trong nước đánh giá cao. Kusama đến Mỹ từ năm 1958 vì không tìm thấy hướng phát triển tại Nhật.
Hơn 10 năm sống tại Mỹ, bà hoàn thành nhiều tác phẩm, bao gồm chuỗi tranh Infinity Nets nổi tiếng, tổ chức vài triển lãm nghệ thuật mang thông điệp xã hội. Theo New York's Post, Yayoi Kusama từng cố tự tử sau khi phát hiện nhiều đồng nghiệp nam, trong đó có bạn thân của bà - biểu tượng Pop-art Andy Warhol - đạo nhái ý tưởng. Bà trở về Nhật Bản năm 1972, chủ động xin vào bệnh viện tâm thần sống vì tâm lý bất ổn, đồng ý tiếp nhận nhiều phương thức trị liệu bằng hội họa do cơ sở y tế cung cấp.
Theo Artnews, Yayoi Kusama được công nhận là một trong những nghệ sĩ còn sống quan trọng nhất của Nhật Bản, có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật đương đại quốc tế. Năm 2006, bà nhận giải Nhà nước về thành tựu trọn đời. Hiện Yayoi Kusama vẫn miệt mài với công việc sáng tạo dù hơn 90 tuổi.
Phương Thảo (theo Lifestyle Asia)