Sứa màu đỏ như máu có thể là một loài hoàn toàn mới. Ảnh: NOAA
Tháng 8, nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) thông báo về việc phát hiện một loài sứa đỏ như máu hoàn toàn mới và chưa được đặt tên. Họ cho biết, loài sứa này có thể thuộc chi Poralia.
Các nhà khoa học lần đầu tiên nhìn thấy loài sứa mới vào ngày 28/7 thông qua một phương tiện vận hành từ xa (ROV) ở độ sâu khoảng 700 m ngoài khơi bờ biển Newport, bang Rhode Island, Mỹ. Họ cũng quan sát được một số sinh vật khác bao gồm sứa lông châm, sứa lược, động vật giáp xác và cá vây tia trong chuyến nghiên cứu.
Nhiều sinh vật biển sâu đã tiến hóa để mang màu đỏ tương tự vì các bước sóng ánh sáng đỏ không xuyên xuống biển sâu. Điều này đồng nghĩa động vật màu đỏ sẽ trông giống đen vì không có ánh sáng đỏ phản xạ lại về phía những kẻ săn mồi.
Sứa màu đỏ như máu có thể là một loài hoàn toàn mới. Ảnh: NOAA
Tháng 8, nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) thông báo về việc phát hiện một loài sứa đỏ như máu hoàn toàn mới và chưa được đặt tên. Họ cho biết, loài sứa này có thể thuộc chi Poralia.
Các nhà khoa học lần đầu tiên nhìn thấy loài sứa mới vào ngày 28/7 thông qua một phương tiện vận hành từ xa (ROV) ở độ sâu khoảng 700 m ngoài khơi bờ biển Newport, bang Rhode Island, Mỹ. Họ cũng quan sát được một số sinh vật khác bao gồm sứa lông châm, sứa lược, động vật giáp xác và cá vây tia trong chuyến nghiên cứu.
Nhiều sinh vật biển sâu đã tiến hóa để mang màu đỏ tương tự vì các bước sóng ánh sáng đỏ không xuyên xuống biển sâu. Điều này đồng nghĩa động vật màu đỏ sẽ trông giống đen vì không có ánh sáng đỏ phản xạ lại về phía những kẻ săn mồi.
Các nhà nghiên cứu bắt gặp bạch tuộc thủy tinh ở Trung Thái Bình Dương. Ảnh: Viện Đại dương Schmidt (SOI)
Cũng trong tháng 8, nhóm chuyên gia tại Viện Đại dương Schmidt (SOI) công bố video ghi hình bạch tuộc thủy tinh (Vitreledonella richardi) hiếm gặp ở vùng biển ngoài khơi Quần đảo Phoenix xa xôi, cách Sydney, Australia hơn 5.100 km về phía đông bắc.
Sinh vật trong suốt này được phát hiện trong chuyến thám hiểm 34 ngày của tàu nghiên cứu Falkor thuộc SOI tại Trung Thái Bình Dương. Các nhà khoa học trên tàu phát hiện nó bằng cách sử dụng ROV SuBastian, thiết bị này đã dành tổng cộng 182 giờ để rà quét đáy biển trong chuyến thám hiểm.
Giống các sinh vật "thủy tinh" khác, ví dụ như ếch thủy tinh và một số loài sứa lược, bạch tuộc thủy tinh gần như trong suốt hoàn toàn, chỉ có đôi mắt hình trụ, dây thần kinh thị giác và đường tiêu hóa mờ đục.
Các nhà nghiên cứu bắt gặp bạch tuộc thủy tinh ở Trung Thái Bình Dương. Ảnh: Viện Đại dương Schmidt (SOI)
Cũng trong tháng 8, nhóm chuyên gia tại Viện Đại dương Schmidt (SOI) công bố video ghi hình bạch tuộc thủy tinh (Vitreledonella richardi) hiếm gặp ở vùng biển ngoài khơi Quần đảo Phoenix xa xôi, cách Sydney, Australia hơn 5.100 km về phía đông bắc.
Sinh vật trong suốt này được phát hiện trong chuyến thám hiểm 34 ngày của tàu nghiên cứu Falkor thuộc SOI tại Trung Thái Bình Dương. Các nhà khoa học trên tàu phát hiện nó bằng cách sử dụng ROV SuBastian, thiết bị này đã dành tổng cộng 182 giờ để rà quét đáy biển trong chuyến thám hiểm.
Giống các sinh vật "thủy tinh" khác, ví dụ như ếch thủy tinh và một số loài sứa lược, bạch tuộc thủy tinh gần như trong suốt hoàn toàn, chỉ có đôi mắt hình trụ, dây thần kinh thị giác và đường tiêu hóa mờ đục.
Cá vây tia bí ẩn được phát hiện ở độ sâu 2.000 m ngoài khơi Vịnh Monterey. Ảnh: MBARI
Tháng 8, Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) công bố thước phim một con cá vây tia cái, màu cam tươi thuộc bộ Cetomimiformes bơi dưới độ sâu khoảng 2.000 m ngoài khơi Vịnh Monterey, bang California, Mỹ.
Giới khoa học biết rất ít thông tin về sinh vật kỳ lạ này vì hình dạng của cá con, cá đực và cá cái quá khác nhau. Ba hình dạng này trông khác biệt đến mức ban đầu các chuyên gia cho rằng chúng là ba loài. Sự biến đổi hình dạng từ cá con thành con cái trưởng thành được cho là một trong những sự biến đổi ngoạn mục nhất ở động vật có xương sống.
"Cá Cetomimiformes hiếm khi được quan sát khi đang hoạt động dưới biển sâu nên vẫn còn nhiều bí ẩn liên quan đến sinh vật độc đáo này", Viện nghiên cứu thủy sinh Vịnh Monterey chia sẻ.
Cá vây tia bí ẩn được phát hiện ở độ sâu 2.000 m ngoài khơi Vịnh Monterey. Ảnh: MBARI
Tháng 8, Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) công bố thước phim một con cá vây tia cái, màu cam tươi thuộc bộ Cetomimiformes bơi dưới độ sâu khoảng 2.000 m ngoài khơi Vịnh Monterey, bang California, Mỹ.
Giới khoa học biết rất ít thông tin về sinh vật kỳ lạ này vì hình dạng của cá con, cá đực và cá cái quá khác nhau. Ba hình dạng này trông khác biệt đến mức ban đầu các chuyên gia cho rằng chúng là ba loài. Sự biến đổi hình dạng từ cá con thành con cái trưởng thành được cho là một trong những sự biến đổi ngoạn mục nhất ở động vật có xương sống.
"Cá Cetomimiformes hiếm khi được quan sát khi đang hoạt động dưới biển sâu nên vẫn còn nhiều bí ẩn liên quan đến sinh vật độc đáo này", Viện nghiên cứu thủy sinh Vịnh Monterey chia sẻ.
Bạch tuộc dumbo hoàng đế mới phát hiện. Ảnh: Creative Commons
Tháng 5, các nhà nghiên cứu thông báo phát hiện loài bạch tuộc dumbo hoàn toàn mới với biệt danh là dumbo hoàng đế, tên khoa học Grimpteuthis imperator. Họ lần đầu bắt gặp sinh vật này vào năm 2016, khi vô tình kéo nó lên mặt nước trong một tấm lưới. Khi đó, họ đang thực hiện chuyến thám hiểm quần đảo Aleut, Biển Bering, bằng tàu nghiên cứu Sonne của Đức.
Bạch tuộc dumbo có thể nhận diện nhờ lớp màng giống như chiếc ô nối liền các xúc tu và những chiếc vây trông giống đôi tai lớn của voi Dumbo - nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Disney.
"Đó là một phát hiện vô cùng may mắn vì chúng tôi không thực sự đi tìm nó. Hơn nữa, con vật cũng nổi lên mặt nước nguyên vẹn", Alexander Ziegler, nhà nghiên cứu tại Đại học Friedrich Wilhelm, cho biết.
Bạch tuộc dumbo hoàng đế mới phát hiện. Ảnh: Creative Commons
Tháng 5, các nhà nghiên cứu thông báo phát hiện loài bạch tuộc dumbo hoàn toàn mới với biệt danh là dumbo hoàng đế, tên khoa học Grimpteuthis imperator. Họ lần đầu bắt gặp sinh vật này vào năm 2016, khi vô tình kéo nó lên mặt nước trong một tấm lưới. Khi đó, họ đang thực hiện chuyến thám hiểm quần đảo Aleut, Biển Bering, bằng tàu nghiên cứu Sonne của Đức.
Bạch tuộc dumbo có thể nhận diện nhờ lớp màng giống như chiếc ô nối liền các xúc tu và những chiếc vây trông giống đôi tai lớn của voi Dumbo - nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Disney.
"Đó là một phát hiện vô cùng may mắn vì chúng tôi không thực sự đi tìm nó. Hơn nữa, con vật cũng nổi lên mặt nước nguyên vẹn", Alexander Ziegler, nhà nghiên cứu tại Đại học Friedrich Wilhelm, cho biết.
Cặp đôi bọt biển và sao biển nằm cạnh nhau. Ảnh: NOAA Ocean Exploration/Christopher Ma
Tháng 8, NOAA chia sẻ bức ảnh hài hước về bản sao ngoài đời thực của đôi bạn thân SpongeBob Squarepants và Patrick Star trong một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. Bức ảnh khối bọt biển vàng và sao biển hồng 5 cánh nằm cạnh nhau được ROV chụp ngày 27/7 ở độ sâu 1.885 m trong chuyến thám hiểm ngoài khơi bờ biển New England, Mỹ.
"Bọt biển thuộc chi Hertwigia còn sao biển thuộc chi Chondraster", Christopher Mah, nhà sinh vật biển tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, cho biết. Ông chưa rõ chính xác chúng thuộc loài nào, thậm chí có thể là những loài mới.
Cặp đôi bọt biển và sao biển nằm cạnh nhau. Ảnh: NOAA Ocean Exploration/Christopher Ma
Tháng 8, NOAA chia sẻ bức ảnh hài hước về bản sao ngoài đời thực của đôi bạn thân SpongeBob Squarepants và Patrick Star trong một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. Bức ảnh khối bọt biển vàng và sao biển hồng 5 cánh nằm cạnh nhau được ROV chụp ngày 27/7 ở độ sâu 1.885 m trong chuyến thám hiểm ngoài khơi bờ biển New England, Mỹ.
"Bọt biển thuộc chi Hertwigia còn sao biển thuộc chi Chondraster", Christopher Mah, nhà sinh vật biển tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, cho biết. Ông chưa rõ chính xác chúng thuộc loài nào, thậm chí có thể là những loài mới.
Mực tay dài hiếm gặp bơi dưới Vịnh Mexico. Ảnh: NOAA Ocean Exploration
Tháng 11, các nhà khoa học tại NOAA phát hiện một con mực tay dài quý hiếm thuộc chi Magnapinna bằng ROV trong chuyến thám hiểm ở Vịnh Mexico. Nó có cơ thể kỳ lạ với vây lớn óng ánh và những khúc cong như khuỷu tay trên các xúc tu.
"Tất cả các tay và xúc tu của chúng đều có phần mở rộng dài trông như sợi mì. Rất khó để phân biệt tay với xúc tu, một điều bất thường ở mực", Mike Vecchione, nhà động vật học tại NOAA cho biết. Từ khi được phát hiện lần đầu vào năm 1998 đến nay, có chưa tới 20 trường hợp bắt gặp mực tay dài dưới biển sâu.
Mực tay dài hiếm gặp bơi dưới Vịnh Mexico. Ảnh: NOAA Ocean Exploration
Tháng 11, các nhà khoa học tại NOAA phát hiện một con mực tay dài quý hiếm thuộc chi Magnapinna bằng ROV trong chuyến thám hiểm ở Vịnh Mexico. Nó có cơ thể kỳ lạ với vây lớn óng ánh và những khúc cong như khuỷu tay trên các xúc tu.
"Tất cả các tay và xúc tu của chúng đều có phần mở rộng dài trông như sợi mì. Rất khó để phân biệt tay với xúc tu, một điều bất thường ở mực", Mike Vecchione, nhà động vật học tại NOAA cho biết. Từ khi được phát hiện lần đầu vào năm 1998 đến nay, có chưa tới 20 trường hợp bắt gặp mực tay dài dưới biển sâu.
Sứa ma khổng lồ ở Vịnh Monterey lọt vào ống kính của nhóm chuyên gia tại MBARI. Ảnh: MBARI
Tháng 11, MBARI công bố thước phim hiếm về sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea). Các nhà khoa học vận hành một ROV dưới độ sâu 975 m ở Vịnh Monterey, bang California, Mỹ, bắt gặp nó với phần thân hình chuông rộng 1 m và những cánh tay dài 10 m giống sợi ruy băng.
Giới nghiên cứu chưa biết nhiều về sứa ma nhưng họ cho rằng chúng sử dụng cánh tay để bắt mồi và lùa vào miệng. Chúng di chuyển trong vùng nước tối đen dưới biển sâu nhờ các xung định kỳ từ phần đầu phát sáng nhẹ.
"Mẫu sứa ma khổng lồ được thu thập lần đầu tiên năm 1899. Kể từ đó, các nhà khoa học mới chỉ trông thấy chúng khoảng 100 lần", MBARI cho biết. Dù hiếm khi quan sát được, loài sứa này đã được tìm thấy ở mọi đại dương lớn trên thế giới, trừ Bắc Băng Dương.
Sứa ma khổng lồ ở Vịnh Monterey lọt vào ống kính của nhóm chuyên gia tại MBARI. Ảnh: MBARI
Tháng 11, MBARI công bố thước phim hiếm về sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea). Các nhà khoa học vận hành một ROV dưới độ sâu 975 m ở Vịnh Monterey, bang California, Mỹ, bắt gặp nó với phần thân hình chuông rộng 1 m và những cánh tay dài 10 m giống sợi ruy băng.
Giới nghiên cứu chưa biết nhiều về sứa ma nhưng họ cho rằng chúng sử dụng cánh tay để bắt mồi và lùa vào miệng. Chúng di chuyển trong vùng nước tối đen dưới biển sâu nhờ các xung định kỳ từ phần đầu phát sáng nhẹ.
"Mẫu sứa ma khổng lồ được thu thập lần đầu tiên năm 1899. Kể từ đó, các nhà khoa học mới chỉ trông thấy chúng khoảng 100 lần", MBARI cho biết. Dù hiếm khi quan sát được, loài sứa này đã được tìm thấy ở mọi đại dương lớn trên thế giới, trừ Bắc Băng Dương.
Mực ma khổng lồ bơi ngang qua khi ROV ghi hình xác tàu dưới Vịnh Aqaba. Ảnh: OceanX
Tháng 10, khi đang lập bản đồ đáy biển Vịnh Aqaba, Biển Đỏ, các nhà nghiên cứu kinh ngạc khi phát hiện một xác tàu đắm từ năm 2011. Trong lúc ghi hình xác tàu, ROV của nhóm nghiên cứu liên tục bị cản trở bởi một con mực ma (Sthenoteuthis oualaniensis).
Tàu đắm và mực ma được tìm thấy ở độ sâu khoảng 850 m. Các nhà khoa học tại OceanX cho biết, con mực có tổng chiều dài cơ thể khoảng 2 m, gần đạt kích thước tối đa của loài này. "Cảnh tượng rất ngoạn mục đối với tôi. Chúng tôi hoàn toàn không biết sẽ thấy một con vật to lớn và tuyệt vời như vậy", Mattie Rodrigue, phụ trách chương trình khoa học tại OceanX, chia sẻ.
Mực ma khổng lồ bơi ngang qua khi ROV ghi hình xác tàu dưới Vịnh Aqaba. Ảnh: OceanX
Tháng 10, khi đang lập bản đồ đáy biển Vịnh Aqaba, Biển Đỏ, các nhà nghiên cứu kinh ngạc khi phát hiện một xác tàu đắm từ năm 2011. Trong lúc ghi hình xác tàu, ROV của nhóm nghiên cứu liên tục bị cản trở bởi một con mực ma (Sthenoteuthis oualaniensis).
Tàu đắm và mực ma được tìm thấy ở độ sâu khoảng 850 m. Các nhà khoa học tại OceanX cho biết, con mực có tổng chiều dài cơ thể khoảng 2 m, gần đạt kích thước tối đa của loài này. "Cảnh tượng rất ngoạn mục đối với tôi. Chúng tôi hoàn toàn không biết sẽ thấy một con vật to lớn và tuyệt vời như vậy", Mattie Rodrigue, phụ trách chương trình khoa học tại OceanX, chia sẻ.
Cá mắt thùng đầu trong suốt bơi trong Hẻm núi Ngầm Monterey. Ảnh: MBARI
Tháng 12, nhóm nghiên cứu tại MBARI bắt gặp cá mắt thùng (Macropinna microstoma) quý hiếm. Sinh vật kỳ lạ này có mắt xanh lá cây phát sáng và phần đầu trong suốt. ROV đã ghi hình cá mắt thùng bơi ở độ sâu khoảng 650 m trong Hẻm núi Ngầm Monterey, một trong những hẻm núi ngầm sâu nhất khu vực bờ biển Thái Bình Dương. Trước đó, các nhà khoa học của MBARI mới chỉ thấy sinh vật này 9 lần trong hơn 5.600 chuyến lặn.
"Ban đầu cá mắt thùng hiện ra nhỏ xíu ở khoảng cách xa, nhưng tôi ngay lập tức biết mình đang nhìn thấy gì. Nó không thể nhầm lẫn với bất kỳ thứ gì khác", Thomas Knowles, chuyên gia tại Thủy cung Vịnh Monterey, chia sẻ.
Cá mắt thùng đầu trong suốt bơi trong Hẻm núi Ngầm Monterey. Ảnh: MBARI
Tháng 12, nhóm nghiên cứu tại MBARI bắt gặp cá mắt thùng (Macropinna microstoma) quý hiếm. Sinh vật kỳ lạ này có mắt xanh lá cây phát sáng và phần đầu trong suốt. ROV đã ghi hình cá mắt thùng bơi ở độ sâu khoảng 650 m trong Hẻm núi Ngầm Monterey, một trong những hẻm núi ngầm sâu nhất khu vực bờ biển Thái Bình Dương. Trước đó, các nhà khoa học của MBARI mới chỉ thấy sinh vật này 9 lần trong hơn 5.600 chuyến lặn.
"Ban đầu cá mắt thùng hiện ra nhỏ xíu ở khoảng cách xa, nhưng tôi ngay lập tức biết mình đang nhìn thấy gì. Nó không thể nhầm lẫn với bất kỳ thứ gì khác", Thomas Knowles, chuyên gia tại Thủy cung Vịnh Monterey, chia sẻ.
Ảnh: Tổng hợp