Elysia crispata có hình thù giống như rau riếp, đặc biệt khi chúng có màu hơi xanh. Các phần phụ cuộn tròn và quấn chặt được gọi là chi bên, khiến chúng trông giống như rau diếp. Chúng hấp thu năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời qua lục lạp từ tảo mà chúng ăn. Ảnh: Shutterstock
Elysia crispata có hình thù giống như rau riếp, đặc biệt khi chúng có màu hơi xanh. Các phần phụ cuộn tròn và quấn chặt được gọi là chi bên, khiến chúng trông giống như rau diếp. Chúng hấp thu năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời qua lục lạp từ tảo mà chúng ăn. Ảnh: Shutterstock
Cá bàng chài (Thalassoma lutescens) có màu vàng sáng và thân dài. Chúng thường sống quanh các rạn san hô và phát triển chiều dài khoảng 30 cm, tương đương một quả chuối. Ảnh: Shutterstock
Cá bàng chài (Thalassoma lutescens) có màu vàng sáng và thân dài. Chúng thường sống quanh các rạn san hô và phát triển chiều dài khoảng 30 cm, tương đương một quả chuối. Ảnh: Shutterstock
Sao biển chocolate là tên gọi khác của sao biển Protoreaster nodosus. Các gai màu nâu của chúng có màu như chocolate sữa và chocolate đen. Ảnh: Shutterstock
Sao biển chocolate là tên gọi khác của sao biển Protoreaster nodosus. Các gai màu nâu của chúng có màu như chocolate sữa và chocolate đen. Ảnh: Shutterstock
Sứa súp lơ Cephea cephea hay còn được gọi là là sứa vương miện. Tên gọi của chúng xuất phát từ đặc điểm các cánh tay gợn sóng và hình dạng giống súp lơn. Đây cũng là loài mà rùa biển hay con người đều ăn được. Ảnh: Shutterstock
Sứa súp lơ Cephea cephea hay còn được gọi là là sứa vương miện. Tên gọi của chúng xuất phát từ đặc điểm các cánh tay gợn sóng và hình dạng giống súp lơn. Đây cũng là loài mà rùa biển hay con người đều ăn được. Ảnh: Shutterstock
Với màu đỏ bắt mắt, loài Amphiprion frenatus còn được gọi là cá hề cà chua. Ảnh: Shutterstock
Cá dơi Halieutichthys aculeatus có hình dạng dẹt, thường sống dưới tầng đáy đại dương và gần như không thể nhìn thấy được trước mắt kẻ săn mồi. Loài này còn có tên gọi khác là cá dơi bánh kếp. Ảnh: NOAA
Cá dơi Halieutichthys aculeatus có hình dạng dẹt, thường sống dưới tầng đáy đại dương và gần như không thể nhìn thấy được trước mắt kẻ săn mồi. Loài này còn có tên gọi khác là cá dơi bánh kếp. Ảnh: NOAA
Sứa trứng rán (Cotylorhiza tuberculata) sống ở Địa Trung Hải. Chúng có thể phát triển đường kính 33 cm. Ảnh: Shutterstock
Sứa trứng rán (Cotylorhiza tuberculata) sống ở Địa Trung Hải. Chúng có thể phát triển đường kính 33 cm. Ảnh: Shutterstock
Cá khoai tây Epinephelus tukula dài khoảng 2,5 m và nặng trung bình 108 kg. Chúng thường ẩn nấp sau rạn san hô để rình mồi. Ảnh: Shutterstock
Cá khoai tây Epinephelus tukula dài khoảng 2,5 m và nặng trung bình 108 kg. Chúng thường ẩn nấp sau rạn san hô để rình mồi. Ảnh: Shutterstock
Sên vỏ cam (Acanthodoris lutea) đổi màu để cảnh báo kẻ thù rằng chúng là loài có mùi vị khó chịu. Ảnh: Shutterstock
Sên vỏ cam (Acanthodoris lutea) đổi màu để cảnh báo kẻ thù rằng chúng là loài có mùi vị khó chịu. Ảnh: Shutterstock
Cá quả dứa Cleidopus gloriamaris còn được gọi là cá hiệp sĩ vì có lớp vảy bao phủ khắp cơ thể. Chúng sống ngoài khơi Australia, sử dụng bộ phận phát quang để điều hướng. Ảnh: Shutterstock
Cá quả dứa Cleidopus gloriamaris còn được gọi là cá hiệp sĩ vì có lớp vảy bao phủ khắp cơ thể. Chúng sống ngoài khơi Australia, sử dụng bộ phận phát quang để điều hướng. Ảnh: Shutterstock
Anh Hoàng (Theo Mother Nature Network)