Với 1,3 tỷ người, Trung Quốc tiếp tục nắm giữ ngôi vị quốc gia đông dân nhất thế giới. Người Hán chiếm tới 93% dân số Trung Quốc và là dân tộc chính của nước này. Tính đến năm 2012, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ảnh: China-mike Ấn Độ, nước láng giềng của Trung Quốc, xếp thứ hai với hơn 1,2 tỷ người. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá, với GDP đạt 4.716 tỷ USD trong năm 2012. Ấn Độ cũng là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới. Tuy nhiên, dân số khổng lồ của Ấn Độ khiến thu nhập trên đầu người đứng ở mức 3.400 USD và được xếp vào hạng nước đang phát triển. Ảnh: Wikipedia Mỹ, cường quốc số một thế giới, có gần 317 triệu cư dân, chiếm vị trí số ba. Mỹ hiện là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Ảnh: Wikipedia Indonesia là nước đông dân thứ tư thế giới, với khoảng 238 triệu người. GDP của Indonesia ước tính 878 tỷ USD năm 2012, với mức chia cho đầu người đạt trên 5.000 USD. Mức độ đô thị hóa ở nước này khá cao, với hơn nửa dân số sống ở các thành phố. Ảnh: AP Đất nước của lễ hội Carnival, Brazil, có khoảng 202 triệu dân. Brazil cũng là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích, là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Brazil là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới theo sức mua tương đương. Ảnh: Wikipedia Pakistan, quốc gia ở Nam Á, có 185 triệu dân. Từ một nước rất nghèo vào năm 1947, Pakistan đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở trên mức trung bình của thế giới trong bốn thập niên sau đó. Gần đây, những chính sách cải cách kinh tế trên diện rộng đã dẫn tới một triển vọng kinh tế mạnh mẽ hơn. Theo IMF, tổng thu nhập quốc nội tính theo sức mua tương đương của Pakistan ở mức 515 tỷ USD trong năm ngoái. Ảnh: Wikipedia Nigeria có khoảng 174 triệu người. Nigeria cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhờ xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây vẫn là một nước nghèo và chỉ số phát triển con người ở mức rất thấp. Ảnh: Wikipedia Bangladesh là nước có dân số lớn thứ 8 thế giới, với 160 triệu người. Tuy nhiên, Bangladesh có diện tích chỉ gần 144.000 km vuông, đứng thứ 94, khiến nước này trở thành một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Theo ấn phẩm nghiên cứu các nước của CIA (Mỹ), phụ nữ Bangladesh sinh đẻ khá sớm, ở tuổi 18 đã làm mẹ lần đầu. Tỷ lệ biết chữ (người trên 15 tuổi biết đọc biết viết) của nước này thấp, ở mức gần 58%. Ảnh: blogspot 143 triệu người đang sinh sống ở Nga, đất nước có diện tích lớn nhất thế giới. Nga là một 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, một trong 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga có truyền thống lâu dài về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, cũng như năng lực mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng, ví dụ như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người. Tỷ lệ biết chữ của Nga ở mức cực cao, 99,7%, theo CIA Factbook. Tuy nhiên nước này đang chịu cảnh tỷ lệ tăng dân số âm, vì thế khuyến khích sinh đẻ là một trong các chính sách quan trọng của Nga. Ảnh: Wikipedia Xem tiếp Anh Ngọc (Ảnh: Wikipedia)Người Việt hạnh phúc thứ 63 trên thế giới Những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới