Có nhiều về phương pháp học tiếng Anh mới cũng như cách tiếp cận trong giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Phần lớn các thầy cô giáo dạy ngoại ngữ, du học sinh và những nhà nghiên cứu ngôn ngữ … vẫn chưa rút ra cách nhìn hoàn thiện nhất về một chương trình đào tạo tiếng Anh dành cho người Việt.
Để đóng góp phần nào trong việc xây dựng tiêu chuẩn chung từ việc giảng dạy, cho tới hệ giống giáo trình; sự tương tác từ điều kiện cơ sở vật chất và công cụ giảng dạy... tôi xin chỉ ra những quan niệm không đúng trong cả khâu dạy và học để các nhà giáo dục nhìn nhận rõ hơn về trào lưu học tiếng Anh mới hiện nay:
Giáo trình học tiếng Anh
Xây dựng giáo trình thôi là chưa đủ để tạo nên một chương trình giảng dạy tiếng Anh. Thời gian qua, các chuyên gia giáo dục, giáo viên nói nhiều về tư liệu giảng dạy mà bỏ qua tầm quan trọng của sự thống nhất giữa: giáo trình + phương pháp + giáo viên + học viên.
Theo đó, giáo trình của các nhà xuất bản lớn ở nước ngoài được xem là tài liệu tốt nhất để áp dụng trong các khóa học và được hiểu ngầm là phương pháp dạy học mà giáo viên phải thực hiện theo khi đứng lớp.
Khoảng cách giữa kiến thức sách vở và sự cảm thụ của học viên phụ thuộc vào “hai cây cầu”: phương pháp và giáo viên. Do vậy, khâu chuẩn hóa phương pháp sư phạm và chất lượng đầu vào của giáo viên ở các trường Sư phạm là hai khâu quan trọng mà những nhà hoạch định giáp dục cần đặt mục tiêu rõ ràng.
Tiếp cận phương pháp học tiếng Anh rời rạc
Nhiều học viên cũng như những giáo viên tay ngang tin vào việc nghe tiếng Anh “dầm dề” mỗi ngày sẽ giúp bạn giỏi môn ngoại ngữ này. Đó là một niềm tin sai lệch, bởi vì cơ chế hoạt động nghe hiểu và tương tác tiếng Anh trải qua 5 bước: lưu trữ; dữ liệu vào; xử lý dữ liệu; hiểu và phản xạ.
Trong đó, giáo viên và phương pháp học chỉ can thiệp được vào bước đầu tiên là bước lưu trữ. Có nghĩa là dữ liệu được nhập vào đầu phải đảm bảo được các yêu cầu sau: hiểu ngữ nghĩa, chuẩn phát âm, kết hợp với các từ vựng khác, nằm trong những tình huống cụ thể và mường tượng.
Nếu làm đúng những yêu cầu của dữ liệu đầu vào, thì các khâu tiếp theo bộ não sẽ làm việc theo cơ chế tự nhiên mà người học không cần phải suy nghĩ để hiểu, hoặc đoán để hiểu và khổ luyện để đạt sự phản xạ.
Thực tế cho thấy, nhiều người Việt di cư tới nước bản địa khi họ đã ở tuổi trưởng thành, thì khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của họ vẫn rất yếu mặc dù nghe tiếng Anh mỗi ngày.
Có thể hiểu một cách đơn giản là: “khả năng nghe (listening) sẽ tự nhiên hoàn thiện nếu khả năng nói (speaking) của bạn càng giống với giọng nói bản xứ”.

Nên từ bỏ những quan niệm cố hữu để có thể học tiếng Anh được tốt hơn.
Ảo tưởng về lộ trình học tiếng Anh
Rất khó để tìm ra những Kannett Hale có thể học một ngoại ngữ và làm chủ nó chỉ trong vài tuần. Biểu đồ về sự phát triển tịnh tiến giữa: thời gian học và sự tiến bộ trong tiếng Anh được nghiên cứu bởi các nhà ngôn ngữ học cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng thời gian và mức độ tiến bộ của người học sẽ giảm dần theo thời gian.

Điều này có nghĩa là: 6 tháng đầu tiên bạn học được những kiến thức với mức độ sử dụng là 50% trong các hoạt động sống. Sáu tháng tiếp theo với nỗ lực tương tự, bạn cũng học được gấp đôi hoặc hơn nhưng mức độ sử dụng chỉ tăng thêm 25% nữa. Thế nhưng, nếu dành ra tiếp 6 tháng nữa thì hiệu quả chỉ còn 12,5%, mặc dù bạn học được nhiều kiến thức hơn rất nhiều.
Như vậy, càng về sau, bạn đầu tư thời gian và công sức cũng tương tự như những mốc trước đó nhưng kết quả mang lại sẽ giảm dần. Bạn nên nhìn nhận sự thật này để xem xét liệu rằng bạn cần thông thạo tiếng Anh ở mức độ nào để tiết kiệm thời gian và công sức. Hoặc là bạn sẽ phải kiên trì với một lộ trình học dài hơn nếu bạn muốn đạt sự lưu loát như người bản xứ.
Trông cậy vào môi trường thực hành tiếng Anh
Rất nhiều người học tiếng Anh đều đặt ra những giả thuyết về một môi trường học tiếng Anh tốt như: dọn tới sống ở một nước nói tiếng Anh sẽ giúp tôi nói tiếng Anh nhanh chóng, đăng ký một khóa học ở nước ngoài để thực sự chuyên tâm vào nói tiếng Anh.
Cũng có trường hợp theo học một lớp mà các bạn đều rất năng động nói tiếng Anh, trả tiền thật nhiều cho một khóa học để cảm thấy việc học có trách nhiệm hơn…
Hoặc một số khác thì đợi khi nào có ai đó chê trách về khả năng ngoại ngữ của mình thì sau đó mới ráng để chứng tỏ là mình làm được. Đó là những suy nghĩ vượt ra quá xa so với những gì mà bạn cần để học tiếng Anh.
Nếu trả học phí để vào lớp học, hãy tập trung vào thầy cô giáo và tương tác liên tục với họ. Đôi khi bạn cũng nên hạn chế các tương tác tiêu cực với các bạn khác trong lớp, vì hầu hết đều chưa hoàn thiện, các bạn sẽ học lỗi sai ở cách dùng từ, học lỗi sai phát âm lẫn nhau …
Nếu bạn tự học, hãy tưởng tượng ra một mẫu hình giao tiếp tiếp tiếng Anh tiêu chuẩn để nói theo và tự tạo cho mình những nhân vật trong một đoạn hội thoại, hoặc tự mình là diễn giả cho một buổi thuyết trình nào đó.
Hai trường hợp vừa nêu là những điều cơ bản mà bạn cần lưu tâm hơn là đặt niềm tin vào những điều gì đó xa vời vợi và có thể lý do để cho bạn hứa hẹn thêm nhiều lần nữa.
>> Xem thêm: Bí quyết dạy con nói tiếng Anh như gió
![]() |
Mẹ ơi, cô giáo phát âm tiếng Anh sai hết rồi
Cô giáo của con tôi cứ bắt tụi nhỏ phải phát âm theo kiểu của cô, và luôn cho rằng mình đúng. |
Chia sẻ bài viết của bạn về học tiếng Anh tại đây.