Chị Trân kể: “Chỉ được tháng đầu tiên sau khi kết hôn là chồng chủ động nấu ăn cùng vợ. Sau đấy thì anh ấy mặc kệ mọi thứ cho vợ làm hết, nhờ rửa chén thôi cũng chẳng chịu làm. Hễ nói ra anh ấy lại bảo có chút việc nhà cỏn con cũng tị nạnh với chồng. Chồng đi làm kiếm tiền còn vất vả hơn gấp trăm lần”.
Chồng chị Vân (TP HCM) cũng từng hứa hẹn san sẻ việc nhà thời còn theo đuổi nhau. Nhưng đến nay đã kết hôn 4 năm, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình chị làm bếp. Cảnh vợ nhễ nhại mồ hôi nấu cơm trong bếp, chồng nằm sofa chơi điện tử hoặc coi phim ngày nào cũng diễn ra.
“Mình làm việc ở công ty nhiều áp lực, vậy mà về đến nhà còn phải dọn dẹp nhà cửa, lo chuyện cơm nước. Chồng thì vẫn thảnh thơi nằm xem tivi, để mặc con mè nheo vì đói, mình càng mệt mỏi hơn. Anh ấy chẳng bao giờ chủ động giúp vợ, cằn nhằn mãi anh mới nhặt hộ bó rau rồi lại trốn ngay”, chị Vân tâm sự.
Chị Vân sợ nhất là nhà có cỗ. Nếu không đi chợ từ tối hôm trước, sáng hôm sau dậy sớm ba chân bốn cẳng sơ chế nguyên liệu thì không thể nào xoay xở kịp 4 mâm cỗ. Cơm ăn chưa kịp tiêu lại cuống quýt thu rửa, dọn dẹp, lau chùi. Chồng thì mải chè chén với anh em họ hàng, để mặc vợ thụ lý toàn bộ cỗ bàn.
Không riêng chị Vân, mà theo khảo sát mới đây của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên 600 gia đình, 88% đàn ông Việt đều mặc định bếp núc là việc của phụ nữ. Họ cho rằng “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” và căn bếp chính là lãnh địa của các bà vợ.
Mới đây, chị Vân xem video Bếp núc là sẻ chia mà thấy tình huống giống hệt gia đình mình. Chỉ vỏn vẹn 30 giây nhưng video đã đánh trúng tâm lý của người phụ nữ kết hôn 4 năm. Chị gửi thẳng cho chồng kèm lời nhắn: "Lúc cầu hôn, anh hứa hẹn sẽ chia sẻ với người phụ nữ của mình mọi niềm vui, nỗi buồn, việc nhà, việc nội ngoại… Thế nhưng khi đã là vợ chồng, sao anh để em lủi thủi trong bếp, cáng đáng hết mọi chuyện".
Chồng chị Vân xem nhưng không đưa ra phản ứng gì. Ngán ngẩm cảnh làm bếp một mình nhưng không đành để tình cảm vợ chồng rạn nứt, cân nhắc mãi chị Vân bắt đầu tìm giải pháp mới.
"Cách đây không lâu, tôi được bạn bè mời tham gia trò chơi “Bếp núc là sẻ chia”, chỉ nghĩ chơi cho vui, nhưng sau khi tôi đăng ảnh hẹn hò làm bếp cùng chàng trai khác lên facebook thì chồng bỗng thay đổi kỳ lạ", chị Vân chia sẻ.
Hôm đó, chồng chị Vân về sớm hơn, trò chuyện, hỏi khéo về suy nghĩ của vợ. Hai vợ chồng tâm sự nhiều, chị còn khóc để chồng hiểu nỗi vất vả của mình. Từ hôm đó, anh bắt đầu chủ động vào bếp san sẻ công việc với vợ, đôi khi chỉ là đi mua thêm gia vị hoặc đun hộ ấm nước nhưng nhờ vậy, tình cảm vợ chồng thêm gắn kết.
Trong khi đó, chị Hương (Hà Nội) lại có bí quyết khác. “Cưới nhau 3 năm mà đến 2 năm rưỡi anh để mình lủi thủi làm bếp. Mãi đến khi mình tình cờ đọc bí quyết dụ chồng vào bếp của cẩm nang "Vừa nấu vừa yêu", áp dụng một thời gian, vợ chồng mình mới thấu hiểu nhau hơn. Đàn ông thích mềm mỏng nên không ép được đâu, phải dùng chiêu thôi”, chị Hươngbật mí.
Khi vợ chồng dành tâm huyết chăm chút gia đình thì hôn nhân sẽ bền chặt. Khéo léo tạo không gian lãng mạn, tạo những điều mới lạ, dành một giờ đồng hồ chia sẻ công việc bếp núc… là cách giúp tình cảm vợ chồng luôn mặn nồng. Yêu thương xuất phát từ những điều bình dị nhất, vì thế vợ chồng nên trân trọng khoảnh khắc cùng san sẻ buồn vui cuộc sống, hay đơn giản nhất là cùng nhau vào bếp nấu món ngon cho bữa tối.
Ngoài ra, cách vợ chồng chia sẻ yêu thương còn ảnh hưởng đến suy nghĩ và quá trình phát triển của con cái. Điều này thể hiện qua thử nghiệm xã hội dạng phim ngắn “Bố mẹ trong mắt bé” khi các bé thổ lộ mong muốn bố mẹ cùng nhau làm mọi việc trong gia đình. Có chồng cùng vào bếp, niềm vui sướng và tự hào của vợ con được nhân lên gấp bội.
Tất cả những bí quyết giữ hạnh phúc hôn nhân trên nằm trong chiến dịch “Bếp núc là sẻ chia” được nhiều cặp đôi đón nhận. Chiến dịch của BlueStone nhằm lan toả hạnh phúc gia đình, khuyến khích vợ chồng san sẻ công việc bếp núc và mang đến bí kíp thú vị giúp hôn nhân nồng nàn hơn cả thuở mới yêu.
An San