Có nhiều cách rửa mũi khác nhau tùy theo đối tượng, điều kiện thực tế, song các phương pháp đều cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Nước rửa mũi thường dùng là dung dịch nước muối sinh lý vô khuẩn có bán ở sẵn các hiệu thuốc. Bạn cũng có thể tự pha với tỷ lệ: một lít nước sôi để nguội với một thìa muối tinh sạch, không pha thêm kháng sinh vào nước rửa mũi. Nước rửa mũi nên ở khoảng 30 độ - 40 độ C, không để nước quá lạnh hay quá nóng vì điều đó dễ gây kích thích và làm mất tác dụng.
![xoang8.jpg](https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2013/07/29/xoang8-1375061425.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ki48VHxnYrHdf2Z_GAkJQQ)
- Vòi hay ống rửa có thể hàm dòng, tia nước để rửa mũi được dễ dàng nhưng không để chảy quá mạnh, lâu vì như vậy có thể gây sặc. Tốt nhất bạn nên dùng ống dẫn nước bằng nhựa hoặc cao su mềm để có thể bẻ gập hay bóp hãm dòng nước.
- Cần có 2 chậu hay khay, cốc rộng miệng để hứng nước rửa chảy ra và xì mũi.
- Khi rửa mũi - xoang, bạn cần ở thư thế ngồi thẳng hoặc bế đứng, không được rửa trong tư thế nằm vì như vậy sẽ gây sặc nước nguy hiểm.
- Tia nước rửa nên để ngang hướng sàn mũi hoặc hơi chếch lên trên, không để tia nước phun thẳng đứng lên nóc mũi để tránh gây nhức đầu.
![step5m.jpg](https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2013/07/29/step5m-1375061425.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=X7z3eFY71mFzxn2FpAc7QQ)
- Để đầu ống sâu trong hốc mũi khoảng 1/2 đến một cm, không lấp kín hốc mũi để nước bơm vào có thể chảy ra hốc mũi cùng bên dễ dàng.
- Không bơm, tia luồng nước quá lâu, thỉnh thoảng cần hãm lại để thở rồi lại tiếp tục rửa.
- Với người lớn, trẻ lớn sau khi rửa cần xì mũi vài lần cho ra hết nước trong xoang mũi.
Ngọc Bích