Ngày 11/7, đội ngũ y tế Việt Nam hoàn tất quá trình cứu chữa phi công người Anh, 43 tuổi, bệnh nhân Covid-19 thứ 91. Phi công xuất viện, hồi hương, hoàn toàn khỏe mạnh và bình an. Các y bác sĩ hai bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Chợ Rẫy đã điều trị cho bệnh nhân trong 115 ngày. Đây là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất và thời gian điều trị dài nhất tại Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, trực tiếp điều trị Covid-19 cho bệnh nhân. Khi mới nhập viện, phát hiện tải lượng virus của bệnh nhân cao hơn bình thường, cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, bác sĩ đã tiên lượng tình trạng bệnh nhân sẽ diễn biến rất nặng, nguy cơ xảy ra biến chứng. Các nhóm chat online gồm nhiều chuyên gia đầu ngành y tế trên khắp cả nước… được thành lập để theo dõi và hội chẩn khi bệnh nhân trở nặng.
"Bệnh nhân có nhiều giai đoạn nguy kịch, bị biến chứng dồn dập như 'bão cytokine', hội chứng HIT, rối loạn đông máu, nhiễm trùng phổi. Chúng tôi vừa cấp cứu, vừa tìm hiểu y văn thế giới tìm phác đồ điều trị và thuốc kháng đông máu đặc trị cho bệnh nhân", bác sĩ Phong kể.
Ngày 11/7, đội ngũ y tế Việt Nam hoàn tất quá trình cứu chữa phi công người Anh, 43 tuổi, bệnh nhân Covid-19 thứ 91. Phi công xuất viện, hồi hương, hoàn toàn khỏe mạnh và bình an. Các y bác sĩ hai bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Chợ Rẫy đã điều trị cho bệnh nhân trong 115 ngày. Đây là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất và thời gian điều trị dài nhất tại Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, trực tiếp điều trị Covid-19 cho bệnh nhân. Khi mới nhập viện, phát hiện tải lượng virus của bệnh nhân cao hơn bình thường, cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, bác sĩ đã tiên lượng tình trạng bệnh nhân sẽ diễn biến rất nặng, nguy cơ xảy ra biến chứng. Các nhóm chat online gồm nhiều chuyên gia đầu ngành y tế trên khắp cả nước… được thành lập để theo dõi và hội chẩn khi bệnh nhân trở nặng.
"Bệnh nhân có nhiều giai đoạn nguy kịch, bị biến chứng dồn dập như 'bão cytokine', hội chứng HIT, rối loạn đông máu, nhiễm trùng phổi. Chúng tôi vừa cấp cứu, vừa tìm hiểu y văn thế giới tìm phác đồ điều trị và thuốc kháng đông máu đặc trị cho bệnh nhân", bác sĩ Phong kể.
Điều dưỡng Lại Thị Hoài Thu, Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, được bố trí trong kíp 16 điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân từ khi tiếp nhận đến lúc sạch nCoV.
Bệnh nhân nhạy cảm, nên khi thực hiện bất kỳ thủ thuật, can thiệp nào, chị phải dành hàng giờ giải thích chi tiết kỹ lưỡng, anh ta đồng ý mới thực hiện. Khi bệnh nhân hôn mê, mọi công tác chăm sóc cũng do kíp điều dưỡng đảm nhận.
Điều dưỡng Lại Thị Hoài Thu, Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, được bố trí trong kíp 16 điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân từ khi tiếp nhận đến lúc sạch nCoV.
Bệnh nhân nhạy cảm, nên khi thực hiện bất kỳ thủ thuật, can thiệp nào, chị phải dành hàng giờ giải thích chi tiết kỹ lưỡng, anh ta đồng ý mới thực hiện. Khi bệnh nhân hôn mê, mọi công tác chăm sóc cũng do kíp điều dưỡng đảm nhận.
Bác sĩ Hồ Thị Thu Thảo, một trong bốn bác sĩ thuộc “Biệt đội Covid” của Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Chị là người luân phiên túc trực, trực tiếp báo cáo hàng ngày và xử lý biến chứng của bệnh nhân phi công.
Ngày 22/5, khi giai đoạn toàn phát Covid-19 kết thúc, tải lượng nCoV trong cơ thể hết hoàn toàn, xét nghiệm âm tính 5 lần, bệnh nhân bước sang giai đoạn phục hồi, các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM mới hoàn thành sứ mệnh. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nội khoa các biến chứng. Lúc này anh ta vẫn hôn mê và sống phụ thuộc hệ thống ECMO - tuần hoàn oxy ngoài cơ thể.
Bác sĩ Hồ Thị Thu Thảo, một trong bốn bác sĩ thuộc “Biệt đội Covid” của Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Chị là người luân phiên túc trực, trực tiếp báo cáo hàng ngày và xử lý biến chứng của bệnh nhân phi công.
Ngày 22/5, khi giai đoạn toàn phát Covid-19 kết thúc, tải lượng nCoV trong cơ thể hết hoàn toàn, xét nghiệm âm tính 5 lần, bệnh nhân bước sang giai đoạn phục hồi, các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM mới hoàn thành sứ mệnh. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nội khoa các biến chứng. Lúc này anh ta vẫn hôn mê và sống phụ thuộc hệ thống ECMO - tuần hoàn oxy ngoài cơ thể.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, mặc đồ bảo hộ y tế vào khu vực cách ly điều trị bệnh nhân phi công, ngày 22/6. Tiến sĩ Thảo cho biết ngành y tế cố gắng hết sức cứu bệnh nhân với phương châm “còn nước còn tát”.
Do tình trạng rối loạn đông máu, bệnh nhân phải thay 7 màng lọc trong 57 ngày can thiệp ECMO, “rất đặc biệt so với thế giới”, theo lời tiến sĩ Thảo. Kỹ thuật thay màng lọc rất phức tạp. Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên phải thao tác cẩn trọng, tỉ mỉ, lại nhanh chóng, tuyệt đối không được sơ suất. Khi ấy, sự sống của bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, mặc đồ bảo hộ y tế vào khu vực cách ly điều trị bệnh nhân phi công, ngày 22/6. Tiến sĩ Thảo cho biết ngành y tế cố gắng hết sức cứu bệnh nhân với phương châm “còn nước còn tát”.
Do tình trạng rối loạn đông máu, bệnh nhân phải thay 7 màng lọc trong 57 ngày can thiệp ECMO, “rất đặc biệt so với thế giới”, theo lời tiến sĩ Thảo. Kỹ thuật thay màng lọc rất phức tạp. Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên phải thao tác cẩn trọng, tỉ mỉ, lại nhanh chóng, tuyệt đối không được sơ suất. Khi ấy, sự sống của bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.
Bữa cơm vội của bác sĩ Thảo ngay tại phòng họp sau khi kết thúc một cuộc họp ngày 22/6.
“Chúng tôi không quan tâm nhiều đến những áp lực bên ngoài, chỉ làm việc theo chuyên môn, cố gắng hết sức để cứu sống bệnh nhân. Lúc đó, chúng tôi chỉ nghĩ xem mình điều trị đã tốt nhất chưa, có thuốc nào tốt hơn nữa hoặc có biện pháp kỹ thuật nào giúp bệnh nhân này tốt hơn không", tiến sĩ Thảo nhấn mạnh khi nhìn lại quá trình điều trị. Bà cũng là một trong những chuyên gia ngay từ đầu tham gia nhóm online chuyên hội chẩn điều trị bệnh nhân phi công.
Bữa cơm vội của bác sĩ Thảo ngay tại phòng họp sau khi kết thúc một cuộc họp ngày 22/6.
“Chúng tôi không quan tâm nhiều đến những áp lực bên ngoài, chỉ làm việc theo chuyên môn, cố gắng hết sức để cứu sống bệnh nhân. Lúc đó, chúng tôi chỉ nghĩ xem mình điều trị đã tốt nhất chưa, có thuốc nào tốt hơn nữa hoặc có biện pháp kỹ thuật nào giúp bệnh nhân này tốt hơn không", tiến sĩ Thảo nhấn mạnh khi nhìn lại quá trình điều trị. Bà cũng là một trong những chuyên gia ngay từ đầu tham gia nhóm online chuyên hội chẩn điều trị bệnh nhân phi công.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, 46 tuổi, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, là bác sĩ điều trị chính cho bệnh nhân phi công ở giai đoạn sau. Ngày 22/5, anh là người đón bệnh nhân từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM sang Chợ Rẫy.
Khi bệnh nhân hồi tỉnh, từng bước cải thiện sức khỏe, cai máy thở, cai máy ECMO... bác sĩ Linh không chỉ ra y lệnh, hồi sức tích cực, mà còn giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý. Anh chủ động trò chuyện, thấu hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân, coi anh ta như người nhà.Vì thế, bệnh nhân cởi mở, giúp quá trình điều trị phục hồi diễn ra suôn sẻ hơn. Bác sĩ nằm lòng từng dấu mốc, từng thời điểm diễn biến tâm sinh lý bệnh nhân.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, 46 tuổi, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, là bác sĩ điều trị chính cho bệnh nhân phi công ở giai đoạn sau. Ngày 22/5, anh là người đón bệnh nhân từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM sang Chợ Rẫy.
Khi bệnh nhân hồi tỉnh, từng bước cải thiện sức khỏe, cai máy thở, cai máy ECMO... bác sĩ Linh không chỉ ra y lệnh, hồi sức tích cực, mà còn giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý. Anh chủ động trò chuyện, thấu hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân, coi anh ta như người nhà.Vì thế, bệnh nhân cởi mở, giúp quá trình điều trị phục hồi diễn ra suôn sẻ hơn. Bác sĩ nằm lòng từng dấu mốc, từng thời điểm diễn biến tâm sinh lý bệnh nhân.
Chị Hồ Thị Thi, 42 tuổi, điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy. Chị trong nhóm điều dưỡng "biệt phái" luôn túc trực chăm sóc bệnh nhân 91. Chị nói: "Khi bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh tức là đã thoát cửa tử. Thực sự, mọi người càng lạc quan, nhóm điều dưỡng càng lo lắng gấp bội. Nếu 'canh' bệnh nhân không kỹ, cấp cứu không kịp có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng".
Chị Hồ Thị Thi, 42 tuổi, điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy. Chị trong nhóm điều dưỡng "biệt phái" luôn túc trực chăm sóc bệnh nhân 91. Chị nói: "Khi bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh tức là đã thoát cửa tử. Thực sự, mọi người càng lạc quan, nhóm điều dưỡng càng lo lắng gấp bội. Nếu 'canh' bệnh nhân không kỹ, cấp cứu không kịp có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng".
Hộ lý Trần Thị Phượng, 54 tuổi, tại Bệnh viện Chợ Rẫy: "Tôi thường xuyên dọn nước tiểu, đổ bình chứa đờm, thay ga giường... cho bệnh nhân. Ngày thấy anh ta phục hồi, qua cơn thập tử nhất sinh, cả nhóm chúng tôi như vỡ oà, mừng lắm, ai cũng phấn khởi khi ảnh khỏe lên từng ngày".
Hộ lý Trần Thị Phượng, 54 tuổi, tại Bệnh viện Chợ Rẫy: "Tôi thường xuyên dọn nước tiểu, đổ bình chứa đờm, thay ga giường... cho bệnh nhân. Ngày thấy anh ta phục hồi, qua cơn thập tử nhất sinh, cả nhóm chúng tôi như vỡ oà, mừng lắm, ai cũng phấn khởi khi ảnh khỏe lên từng ngày".
Nhóm điều dưỡng được phân công chăm sóc riêng bệnh nhân phi công. Họ chia làm 3 ca trực mỗi ngày. Mỗi kíp trực chính có hai điều dưỡng ở vòng trong phòng, số còn lại chia làm hai nhóm ứng trực vòng ngoài, sẵn sàng hỗ trợ nếu điều dưỡng chính ốm hay quá mệt.
Nhóm điều dưỡng được phân công chăm sóc riêng bệnh nhân phi công. Họ chia làm 3 ca trực mỗi ngày. Mỗi kíp trực chính có hai điều dưỡng ở vòng trong phòng, số còn lại chia làm hai nhóm ứng trực vòng ngoài, sẵn sàng hỗ trợ nếu điều dưỡng chính ốm hay quá mệt.
Bác sĩ vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Trần Đức Duy, 42 tuổi, bắt đầu tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân sau hồi tỉnh. Mỗi ngày hai lần sáng chiều, bác sĩ Duy giúp bệnh nhân tập thở, tập vận động, co duỗi tay chân, sau đó tập đi đứng. Bác sĩ thường xuyên đưa bệnh nhân đi phơi nắng.
Đánh giá toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân phi công, tiến sĩ Thảo đúc kết: "Bệnh mới, y văn thế giới chưa từng ghi nhận và chưa có phác đồ điều trị triệt để. Chúng tôi vừa học, vừa tìm tòi, vừa thử. Bệnh nhân khỏi bệnh, hồi phục tốt mang lại nhiều bài học kinh nghiệm trong điều trị Covid”.
Bác sĩ vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Trần Đức Duy, 42 tuổi, bắt đầu tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân sau hồi tỉnh. Mỗi ngày hai lần sáng chiều, bác sĩ Duy giúp bệnh nhân tập thở, tập vận động, co duỗi tay chân, sau đó tập đi đứng. Bác sĩ thường xuyên đưa bệnh nhân đi phơi nắng.
Đánh giá toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân phi công, tiến sĩ Thảo đúc kết: "Bệnh mới, y văn thế giới chưa từng ghi nhận và chưa có phác đồ điều trị triệt để. Chúng tôi vừa học, vừa tìm tòi, vừa thử. Bệnh nhân khỏi bệnh, hồi phục tốt mang lại nhiều bài học kinh nghiệm trong điều trị Covid”.
Hữu Khoa - Anh Thư