Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được trao bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, tháng 5/2006. Làng vẫn giữ được hầu hết đặc trưng cơ bản của ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu và đặc biệt là những ngôi nhà cổ.
Hiện Đường Lâm lưu giữ khoảng 90 ngôi nhà cổ trên 100 tuổi và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Để dễ quản lý, nhà chức trách phân chia nhà cổ thành hai loại. Loại một có khoảng 10 nhà còn lưu giữ đủ nhà chính, nhà ngang, sân vườn, được xếp hạng di tích cấp tỉnh, được giới thiệu đón khách tham quan. Nhà loại hai chỉ còn nhà chính, không có các hạng mục đi cùng.
Mỗi nhà loại một đang được hỗ trợ 400.000 đồng/tháng và ưu tiên sửa chữa khi xuống cấp. Nhà loại hai được hỗ trợ ít hơn nên nhiều gia đình đang phân vân giữa bảo tồn hay phá bỏ do ngày một xuống cấp.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được trao bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, tháng 5/2006. Làng vẫn giữ được hầu hết đặc trưng cơ bản của ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu và đặc biệt là những ngôi nhà cổ.
Hiện Đường Lâm lưu giữ khoảng 90 ngôi nhà cổ trên 100 tuổi và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Để dễ quản lý, nhà chức trách phân chia nhà cổ thành hai loại. Loại một có khoảng 10 nhà còn lưu giữ đủ nhà chính, nhà ngang, sân vườn, được xếp hạng di tích cấp tỉnh, được giới thiệu đón khách tham quan. Nhà loại hai chỉ còn nhà chính, không có các hạng mục đi cùng.
Mỗi nhà loại một đang được hỗ trợ 400.000 đồng/tháng và ưu tiên sửa chữa khi xuống cấp. Nhà loại hai được hỗ trợ ít hơn nên nhiều gia đình đang phân vân giữa bảo tồn hay phá bỏ do ngày một xuống cấp.
Ngôi nhà cổ hơn 200 tuổi của bà Giang Thị Hà, 64 tuổi, nằm giữa làng cổ Đường Lâm, được xếp loại hai. Ngôi nhà năm gian hai chái từng là niềm tự hào của gia đình, song hiện đã xuống cấp.
Ngôi nhà cổ hơn 200 tuổi của bà Giang Thị Hà, 64 tuổi, nằm giữa làng cổ Đường Lâm, được xếp loại hai. Ngôi nhà năm gian hai chái từng là niềm tự hào của gia đình, song hiện đã xuống cấp.
Phần cột nhà bà Hà làm bằng gỗ xoan bị mối mọt đục khoét. Nền nhà trước kia làm bằng đất, hiện được lát gạch để sạch hơn.
Phần cột nhà bà Hà làm bằng gỗ xoan bị mối mọt đục khoét. Nền nhà trước kia làm bằng đất, hiện được lát gạch để sạch hơn.
Trước kia bức tường gạch và phần cột gỗ được liền mạch, nhưng hiện tại đã tách nhau hơn 5 cm. Nhiều mảng tường trong nhà bị nứt ngang dọc.
Trước kia bức tường gạch và phần cột gỗ được liền mạch, nhưng hiện tại đã tách nhau hơn 5 cm. Nhiều mảng tường trong nhà bị nứt ngang dọc.
Ở góc sân, đống ngói cũ được bà Hà bảo quản bằng cách trùm bạt. Số ngói này được bà mua lại của những hộ dân trong làng, phòng trường hợp nhà phải đảo lại ngói.
Bà Hà cho biết ngôi nhà của gia đình thuộc diện được nhà nước hỗ trợ tu sửa, nhưng dù khảo sát đã lâu, tới nay vẫn chưa có động thái nào. Tương lai nếu nhà xuống cấp nữa, gia đình có thể phải cho hạ giải làm lại.
Ở góc sân, đống ngói cũ được bà Hà bảo quản bằng cách trùm bạt. Số ngói này được bà mua lại của những hộ dân trong làng, phòng trường hợp nhà phải đảo lại ngói.
Bà Hà cho biết ngôi nhà của gia đình thuộc diện được nhà nước hỗ trợ tu sửa, nhưng dù khảo sát đã lâu, tới nay vẫn chưa có động thái nào. Tương lai nếu nhà xuống cấp nữa, gia đình có thể phải cho hạ giải làm lại.
Cách đó khoảng 300 m, ngôi nhà cổ của gia đình ông Phan Cơ, 67 tuổi cũng trong tình trạng xuống cấp.
Cách đó khoảng 300 m, ngôi nhà cổ của gia đình ông Phan Cơ, 67 tuổi cũng trong tình trạng xuống cấp.
Các bức tường trong nhà nứt toác. Năm người trong gia đình luôn thấp thỏm lo nhà sập.
Phần mái với tre và gỗ đã cũ, gần 20 năm qua chưa được tu sửa. Ông Cơ nói chủ yếu do thiếu kinh phí.
Phần mái với tre và gỗ đã cũ, gần 20 năm qua chưa được tu sửa. Ông Cơ nói chủ yếu do thiếu kinh phí.
Ngôi nhà của ông Hà Văn Thịnh, 72 tuổi, cũng có nhiều bộ phận xuống cấp. Hàng ngày ông Thịnh và gia đình ba con vẫn sinh hoạt trong căn nhà ngót 200 tuổi này.
Ông Thịnh cho biết năm 2005 ngôi nhà sau khi khảo sát được xếp vào nhóm một - cần bảo tồn, nhưng bị rút lại. Sau đó do gia đình đã xây nhà kiên cố ngay bên cạnh để có thêm không gian để ở.
Ngôi nhà của ông Hà Văn Thịnh, 72 tuổi, cũng có nhiều bộ phận xuống cấp. Hàng ngày ông Thịnh và gia đình ba con vẫn sinh hoạt trong căn nhà ngót 200 tuổi này.
Ông Thịnh cho biết năm 2005 ngôi nhà sau khi khảo sát được xếp vào nhóm một - cần bảo tồn, nhưng bị rút lại. Sau đó do gia đình đã xây nhà kiên cố ngay bên cạnh để có thêm không gian để ở.
Phần gỗ ở cửa chính và cột ngoài bị mối mọt ăn thủng lỗ chỗ. Ông Thịnh nói do điều kiện kinh tế không cho phép nên thấy "hỏng đâu mới sửa đó". "Thật sự phải yêu quý lắm tôi mới giữ lại ngôi nhà dù việc sinh hoạt gặp nhiều bất tiện do không gian chật hẹp, xuống cấp", ông Thịnh nói, cho biết cố giữ nhà nhưng tới đời con sau này thì để tự quyết.
Trưởng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết Đường Lâm đang lập dự án để xin kinh phía sửa chữa cho nhà cổ, nhưng phải trải qua nhiều khâu nên chưa thể làm ngay được.
Phần gỗ ở cửa chính và cột ngoài bị mối mọt ăn thủng lỗ chỗ. Ông Thịnh nói do điều kiện kinh tế không cho phép nên thấy "hỏng đâu mới sửa đó". "Thật sự phải yêu quý lắm tôi mới giữ lại ngôi nhà dù việc sinh hoạt gặp nhiều bất tiện do không gian chật hẹp, xuống cấp", ông Thịnh nói, cho biết cố giữ nhà nhưng tới đời con sau này thì để tự quyết.
Trưởng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết Đường Lâm đang lập dự án để xin kinh phía sửa chữa cho nhà cổ, nhưng phải trải qua nhiều khâu nên chưa thể làm ngay được.
Ngọc Thành - Việt An