Các nhà hàng Nhật Bản thường trưng bày những món ăn vô cùng bắt mắt trong lồng kính như sushi, bánh mỳ kẹp thịt, súp hay kem… Tuy nhiên, thực khách không thể nếm thử những món ăn này, bởi chúng được làm từ nhựa.
Các nhà hàng Nhật Bản thường trưng bày những món ăn vô cùng bắt mắt trong lồng kính như sushi, bánh mỳ kẹp thịt, súp hay kem… Tuy nhiên, thực khách không thể nếm thử những món ăn này, bởi chúng được làm từ nhựa.
Các món ăn bằng nhựa này có tên là Sampuru, xuất hiện ở Nhật từ năm 1917.
Ban đầu người dân dùng Sampuru để trang trí nhà ở sau đó một nhà hàng ở Tokyo quyết định sử dụng nó để thu hút khách hàng và món ăn "nhựa" trở nên được yêu thích tại Nhật.
Ban đầu người dân dùng Sampuru để trang trí nhà ở sau đó một nhà hàng ở Tokyo quyết định sử dụng nó để thu hút khách hàng và món ăn "nhựa" trở nên được yêu thích tại Nhật.
Những món ăn nhựa sẽ giúp du khách hình dung chính xác về kích thước, hình dáng và màu sắc của những món ăn mà mình sẽ gọi.
Những món ăn nhựa sẽ giúp du khách hình dung chính xác về kích thước, hình dáng và màu sắc của những món ăn mà mình sẽ gọi.
Nhà hàng có thể phải tốn hàng triệu Yên (1 Yên tương đương 180 đồng) để đầu tư vào các món ăn nhựa để có thực đơn sống động nhất, bắt mắt nhất.
Nhà hàng có thể phải tốn hàng triệu Yên (1 Yên tương đương 180 đồng) để đầu tư vào các món ăn nhựa để có thực đơn sống động nhất, bắt mắt nhất.
Hiện nay có hơn 10 nhà máy ở Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo các món ăn nhựa cho các nhà hàng cũng như những người thích sưu tầm.
Hiện nay có hơn 10 nhà máy ở Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo các món ăn nhựa cho các nhà hàng cũng như những người thích sưu tầm.
Một trong những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp này là ông Ryuzo Iwasaki, người đã bán những sáng tạo của mình lần đầu ở Osaka vào năm 1932. Sau khi đạt được thành công bước đầu, ông trở về quê nhà tại tỉnh Gifu và thành lập nhà máy Iwasaki Be-I, thương hiệu sản xuất thực phẩm nhựa lớn nhất Nhật, chiếm hơn 80% thị trường hiện nay.
Một trong những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp này là ông Ryuzo Iwasaki, người đã bán những sáng tạo của mình lần đầu ở Osaka vào năm 1932. Sau khi đạt được thành công bước đầu, ông trở về quê nhà tại tỉnh Gifu và thành lập nhà máy Iwasaki Be-I, thương hiệu sản xuất thực phẩm nhựa lớn nhất Nhật, chiếm hơn 80% thị trường hiện nay.
Mỗi nhà máy lại có một quy trình sản xuất thực phẩm nhựa riêng của mình, bởi với họ, đây là một bí mật thương mại.
Mỗi nhà máy lại có một quy trình sản xuất thực phẩm nhựa riêng của mình, bởi với họ, đây là một bí mật thương mại.
Sau khi món ăn thật được đưa đến nhà máy để làm mô hình, chúng sẽ được chụp hình, phác thảo và dựng khuôn. Sau đó, nhựa lỏng được đổ vào khuôn cứng, để khô và tháo rời khỏi khuôn.
Sau khi món ăn thật được đưa đến nhà máy để làm mô hình, chúng sẽ được chụp hình, phác thảo và dựng khuôn. Sau đó, nhựa lỏng được đổ vào khuôn cứng, để khô và tháo rời khỏi khuôn.
Những người thợ thủ công tài năng sẽ tô màu sao cho màu sơn trên sản phẩm phải hoàn toàn giống với món ăn thật, từ màu nâu của thịt xông khói và trứng, hay màu khác biệt giữa thịt bò tái và chín.
Những người thợ thủ công tài năng sẽ tô màu sao cho màu sơn trên sản phẩm phải hoàn toàn giống với món ăn thật, từ màu nâu của thịt xông khói và trứng, hay màu khác biệt giữa thịt bò tái và chín.
Nếu muốn mua một "món ăn" làm quà lưu niệm, bạn có thể bớt chút thời gian ghé thăm con phố Kapabashi-dori ở Tokyo (nằm giữa Ueno và khu phố Asakusa). Con phố này được mệnh danh là "thị trấn đồ bếp", chuyên bán đồ nhà bếp, tất nhiên bao gồm các các thực phẩm nhựa.
Nếu muốn mua một "món ăn" làm quà lưu niệm, bạn có thể bớt chút thời gian ghé thăm con phố Kapabashi-dori ở Tokyo (nằm giữa Ueno và khu phố Asakusa). Con phố này được mệnh danh là "thị trấn đồ bếp", chuyên bán đồ nhà bếp, tất nhiên bao gồm các các thực phẩm nhựa.
Selina Nguyễn (theo Amusing)