Đầu năm 1994, hai sinh viên David Filo (bên phải) và Jerry Yang (trái) gặp nhau tại một khuôn viên bên trong Đại học Stanford. Họ nhanh chóng kết thân vì nhận ra có nhiều mục tiêu chung, đặc biệt là về Internet. Trong năm đó, một công ty với cái tên rất dài - Jerry and David's Guide to the World Wide Web - ra đời. Một năm sau, tháng 3/1995, công ty đổi tên thành Yahoo! và phát triển nhanh "như diều gặp gió. Đến năm 1998, Yahoo đã trở thành một trong những website được truy cập nhiều nhất thế giới. Năm 1996, Yahoo lên sàn chứng khoán. Giá cổ phiếu của công ty đã tăng 154% sau ngày đầu tiên, chạm mốc 43 USD mỗi cổ phiếu. Năm 2000, cổ phiếu của hãng đạt đỉnh với 457 USD.
Đầu năm 1994, hai sinh viên David Filo (bên phải) và Jerry Yang (trái) gặp nhau tại một khuôn viên bên trong Đại học Stanford. Họ nhanh chóng kết thân vì nhận ra có nhiều mục tiêu chung, đặc biệt là về Internet. Trong năm đó, một công ty với cái tên rất dài - Jerry and David's Guide to the World Wide Web - ra đời. Một năm sau, tháng 3/1995, công ty đổi tên thành Yahoo! và phát triển nhanh "như diều gặp gió. Đến năm 1998, Yahoo đã trở thành một trong những website được truy cập nhiều nhất thế giới. Năm 1996, Yahoo lên sàn chứng khoán. Giá cổ phiếu của công ty đã tăng 154% sau ngày đầu tiên, chạm mốc 43 USD mỗi cổ phiếu. Năm 2000, cổ phiếu của hãng đạt đỉnh với 457 USD.
Năm 1998 đánh dấu Yahoo Messenger phiên bản đầu tiên ra đời. Tuy nhiên, khi đó ứng dụng được gọi là "Yahoo! Pager", gồm các tính năng hỗ trợ nhắn tin cơ bản, danh sách bạn bè có hỗ trợ thông báo trạng thái, khả năng chặn người dùng khác, thông báo khi có bạn bè trực tuyến và thông báo khi có email đến. Đến năm 2000, "Yahoo! Pager" được bổ sung thêm các biểu tượng cảm xúc dạng đồ họa khi chat, sau đó là dạng hoạt hình (2001). Năm 2005, ứng dụng đổi tên thành "Yahoo! Messenger with Voice" trước khi có tên chính thức "Yahoo! Messenger" vào 2006.
Năm 1998 đánh dấu Yahoo Messenger phiên bản đầu tiên ra đời. Tuy nhiên, khi đó ứng dụng được gọi là "Yahoo! Pager", gồm các tính năng hỗ trợ nhắn tin cơ bản, danh sách bạn bè có hỗ trợ thông báo trạng thái, khả năng chặn người dùng khác, thông báo khi có bạn bè trực tuyến và thông báo khi có email đến. Đến năm 2000, "Yahoo! Pager" được bổ sung thêm các biểu tượng cảm xúc dạng đồ họa khi chat, sau đó là dạng hoạt hình (2001). Năm 2005, ứng dụng đổi tên thành "Yahoo! Messenger with Voice" trước khi có tên chính thức "Yahoo! Messenger" vào 2006.
Năm 1998, Larry Page và Sergei Brin - hai đồng sáng lập của Google đã "mời chào" AltaVista mua lại công ty với giá 1 triệu USD để tập trung cho việc học nhưng bị từ chối. Yahoo sau đó cũng nói không dù Google khi đó đang có tiềm năng rất lớn. Năm 2002, Yahoo có cơ hội không thể tuyệt vời hơn để sở hữu Google lần nữa với giá 3 tỷ USD. Nhưng trong lúc đàm phán, Google tăng lên 5 tỷ USD. CEO Yahoo lúc bấy giờ là Terry Semel đã nói không vì cho rằng phía đối tác định giá quá cao. Hiện nay, Alphabet, công ty mẹ của Google có giá trị vốn hóa thị trường hơn 500 tỷ USD.
Năm 1998, Larry Page và Sergei Brin - hai đồng sáng lập của Google đã "mời chào" AltaVista mua lại công ty với giá 1 triệu USD để tập trung cho việc học nhưng bị từ chối. Yahoo sau đó cũng nói không dù Google khi đó đang có tiềm năng rất lớn. Năm 2002, Yahoo có cơ hội không thể tuyệt vời hơn để sở hữu Google lần nữa với giá 3 tỷ USD. Nhưng trong lúc đàm phán, Google tăng lên 5 tỷ USD. CEO Yahoo lúc bấy giờ là Terry Semel đã nói không vì cho rằng phía đối tác định giá quá cao. Hiện nay, Alphabet, công ty mẹ của Google có giá trị vốn hóa thị trường hơn 500 tỷ USD.
2005, Yahoo mua lại Ludicorp Research & Development (Canada), công ty sở hữu website chia sẻ ảnh Flickr nổi tiếng. Dù không được tiết lộ, thương vụ này được cho là khoảng 40-50 triệu USD. Cũng trong năm này, Yahoo Mail có giao diện tiếng Việt. Thị phần thư điện tử tại Việt Nam khi đó chủ yếu là Yahoo Mail.
2005, Yahoo mua lại Ludicorp Research & Development (Canada), công ty sở hữu website chia sẻ ảnh Flickr nổi tiếng. Dù không được tiết lộ, thương vụ này được cho là khoảng 40-50 triệu USD. Cũng trong năm này, Yahoo Mail có giao diện tiếng Việt. Thị phần thư điện tử tại Việt Nam khi đó chủ yếu là Yahoo Mail.
Năm 2006, Yahoo có cơ hội mua Facebook với lời đề nghị mua lại 1 tỷ USD. Khi đó, Mark Zuckerberg từ chối nhưng phía ban quản trị muốn 1,1 tỷ USD. Nếu Yahooo đủ tiền, Zuckerberg có thể sẽ phải nghe theo hội đồng quản trị. Tuy vậy, một lần nữa CEO Semel lỡ cơ hội thâu tóm mạng xã hội này. Một năm sau, Semel từ chức do các cổ đông bất mãn cách ông điều hành công ty.
Năm 2006, Yahoo có cơ hội mua Facebook với lời đề nghị mua lại 1 tỷ USD. Khi đó, Mark Zuckerberg từ chối nhưng phía ban quản trị muốn 1,1 tỷ USD. Nếu Yahooo đủ tiền, Zuckerberg có thể sẽ phải nghe theo hội đồng quản trị. Tuy vậy, một lần nữa CEO Semel lỡ cơ hội thâu tóm mạng xã hội này. Một năm sau, Semel từ chức do các cổ đông bất mãn cách ông điều hành công ty.
Khoảng 2002 đến 2007 là thời kỳ hoàng kim của Yahoo Messenger khi được hàng triệu người dùng đón nhận. Tại Việt Nam, đây là ứng dụng được cài đặt nhiều ở các tiệm Internet, được nhiều người sử dụng, trong đó có học sinh, sinh viên. Cũng trong giai đoạn này, Yahoo Messenger được cập nhật nhiều tính năng mới, như thay đổi hoàn toàn giao diện, biểu tượng cảm xúc mới và lớn hơn, phát đa phương tiện ngay trong khung chat, ảnh động, tối ưu cho gọi thoại và chat nhóm, chơi trò chơi...
Khoảng 2002 đến 2007 là thời kỳ hoàng kim của Yahoo Messenger khi được hàng triệu người dùng đón nhận. Tại Việt Nam, đây là ứng dụng được cài đặt nhiều ở các tiệm Internet, được nhiều người sử dụng, trong đó có học sinh, sinh viên. Cũng trong giai đoạn này, Yahoo Messenger được cập nhật nhiều tính năng mới, như thay đổi hoàn toàn giao diện, biểu tượng cảm xúc mới và lớn hơn, phát đa phương tiện ngay trong khung chat, ảnh động, tối ưu cho gọi thoại và chat nhóm, chơi trò chơi...
Năm 2008, Yahoo bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều lần phải cắt giảm nhân sự. Tháng 2/2008, Microsoft ngỏ ý muốn mua lại Yahoo với mức giá 44,6 tỉ USD. Phía Yahoo lập tức từ chối vì cho rằng Microsoft đã "định giá quá thấp" công ty.
Năm 2008, Yahoo bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều lần phải cắt giảm nhân sự. Tháng 2/2008, Microsoft ngỏ ý muốn mua lại Yahoo với mức giá 44,6 tỉ USD. Phía Yahoo lập tức từ chối vì cho rằng Microsoft đã "định giá quá thấp" công ty.
Kể từ đây, Yahoo liên tục thay CEO, sau Terry Semel lần lượt Jerry Yang, Carol Bartz, Scott Thompson đến Ross Levinsohn nhưng đều không thành công. Tháng 7/2012, Marissa Mayer tiếp quản vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành của Yahoo và đem "làn gió mới" đến công ty khi đưa ra những chính sách độc đáo khích lệ nhân viên và tiến hành mua lại nhiều công ty khởi nghiệp. Năm 2013, công ty có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan khi doanh thu đạt 1,13 tỷ USD, lợi nhuận tăng 150% (137 triệu USD). Sau một năm dưới thời Mayer, cổ phiếu của Yahoo tăng từ 14,6 USD lên 26,9 USD.
Kể từ đây, Yahoo liên tục thay CEO, sau Terry Semel lần lượt Jerry Yang, Carol Bartz, Scott Thompson đến Ross Levinsohn nhưng đều không thành công. Tháng 7/2012, Marissa Mayer tiếp quản vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành của Yahoo và đem "làn gió mới" đến công ty khi đưa ra những chính sách độc đáo khích lệ nhân viên và tiến hành mua lại nhiều công ty khởi nghiệp. Năm 2013, công ty có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan khi doanh thu đạt 1,13 tỷ USD, lợi nhuận tăng 150% (137 triệu USD). Sau một năm dưới thời Mayer, cổ phiếu của Yahoo tăng từ 14,6 USD lên 26,9 USD.
Từ tháng 8/2013 đến cuối năm 2014, Yahoo gặp "vận đen" khi bị đánh cắp dữ liệu hai lần liên tiếp, khiến 500 triệu tài khoản người dùng bị rò rỉ, gây thiệt hại hơn 300 triệu USD. Những thay đổi của Mayer không đủ để vực dậy một Yahoo đang trên đà suy tàn.
Từ tháng 8/2013 đến cuối năm 2014, Yahoo gặp "vận đen" khi bị đánh cắp dữ liệu hai lần liên tiếp, khiến 500 triệu tài khoản người dùng bị rò rỉ, gây thiệt hại hơn 300 triệu USD. Những thay đổi của Mayer không đủ để vực dậy một Yahoo đang trên đà suy tàn.
Sau nhiều biến động, Yahoo cuối cùng cũng đã phải bán mình cho Verizon với giá chỉ 4,48 tỉ USD vào năm ngoái, thấp hơn 10 lần so với mức giá gần 10 năm trước Microsoft hỏi mua. Dịch vụ Yahoo Messenger cũng chính thức nói lời tạm biệt người dùng hôm qua (17/7). Như vậy, sau hơn 20 năm tồn tại, Yahoo đã ghi dấu ấn lớn trên bản đồ Internet. Theo The Verge, đáng tiếc khi công ty đã "ngủ quên trên chiến thắng", chậm thay đổi và không có các chiến lược phù hợp với thời thế, để rồi sớm thất bại và phải bán mình.
Sau nhiều biến động, Yahoo cuối cùng cũng đã phải bán mình cho Verizon với giá chỉ 4,48 tỉ USD vào năm ngoái, thấp hơn 10 lần so với mức giá gần 10 năm trước Microsoft hỏi mua. Dịch vụ Yahoo Messenger cũng chính thức nói lời tạm biệt người dùng hôm qua (17/7). Như vậy, sau hơn 20 năm tồn tại, Yahoo đã ghi dấu ấn lớn trên bản đồ Internet. Theo The Verge, đáng tiếc khi công ty đã "ngủ quên trên chiến thắng", chậm thay đổi và không có các chiến lược phù hợp với thời thế, để rồi sớm thất bại và phải bán mình.
Bảo Lâm