Trước những năm 1950, ở Hội An chưa có múa lân hay sư tử và người dân chỉ quen thuộc với múa thiên cẩu. Theo cổng thông tin Địa lý và Du lịch tỉnh Quảng Nam, thiên cẩu (chó nhà trời) được nói đến trong huyền tích nhiều nước phương Đông liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng.
Đầu thiên cẩu làm xong, muốn đưa vào hoạt động phải tổ chức lễ khai quang điểm nhãn (ảnh) nhằm biến đầu thiên cẩu - đồ vật thành ông thiên cẩu - linh vật. Buổi lễ được tổ chức tại nhà hoặc tại một di tích tín ngưỡng như chùa Ông (miếu Quan Công), do các thầy pháp, thầy chùa thực hiện.
Một đĩa tiết gà hoặc đĩa châu sa (khoáng thạch có màu đỏ), một cây bút lông được chuẩn bị. Sau khi cúng vái chư thần, thầy pháp cầm bút lông chấm vào tiết gà hoặc châu sa tay bắt ấn, miệng đọc thần chú làm phép điểm nhãn. Tiết gà hoặc châu sa được điểm vào mắt thiên cẩu với ý nghĩa truyền cho nó nguồn sinh lực siêu nhiên, trở thành linh vật và bắt đầu tham gia đón Trung thu.
Trước những năm 1950, ở Hội An chưa có múa lân hay sư tử và người dân chỉ quen thuộc với múa thiên cẩu. Theo cổng thông tin Địa lý và Du lịch tỉnh Quảng Nam, thiên cẩu (chó nhà trời) được nói đến trong huyền tích nhiều nước phương Đông liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng.
Đầu thiên cẩu làm xong, muốn đưa vào hoạt động phải tổ chức lễ khai quang điểm nhãn (ảnh) nhằm biến đầu thiên cẩu - đồ vật thành ông thiên cẩu - linh vật. Buổi lễ được tổ chức tại nhà hoặc tại một di tích tín ngưỡng như chùa Ông (miếu Quan Công), do các thầy pháp, thầy chùa thực hiện.
Một đĩa tiết gà hoặc đĩa châu sa (khoáng thạch có màu đỏ), một cây bút lông được chuẩn bị. Sau khi cúng vái chư thần, thầy pháp cầm bút lông chấm vào tiết gà hoặc châu sa tay bắt ấn, miệng đọc thần chú làm phép điểm nhãn. Tiết gà hoặc châu sa được điểm vào mắt thiên cẩu với ý nghĩa truyền cho nó nguồn sinh lực siêu nhiên, trở thành linh vật và bắt đầu tham gia đón Trung thu.
Thiên cẩu chưng cộ vờn mây trước Hội quán Phúc Kiến - một trong những địa điểm nổi tiếng ở Hội An. "Chưng cộ" mang nghĩa bay lên, vươn lên.
Đây là màn múa diễn tả thiên cẩu trèo cao phun lửa, lấy giải thưởng. Người ta dùng hai cây tre cao 4m - 5m xỏ vào hai gông ván, một gông ván ở dưới đất làm trụ, gông trên được đẩy cao bởi nhiều người ở dưới. Người múa đứng thẳng trên gông ván, hai tay cầm đầu lắc đầu qua lại, thể hiện sự vui mừng của thiên cẩu khi đến được đỉnh cao.
Thiên cẩu chưng cộ vờn mây trước Hội quán Phúc Kiến - một trong những địa điểm nổi tiếng ở Hội An. "Chưng cộ" mang nghĩa bay lên, vươn lên.
Đây là màn múa diễn tả thiên cẩu trèo cao phun lửa, lấy giải thưởng. Người ta dùng hai cây tre cao 4m - 5m xỏ vào hai gông ván, một gông ván ở dưới đất làm trụ, gông trên được đẩy cao bởi nhiều người ở dưới. Người múa đứng thẳng trên gông ván, hai tay cầm đầu lắc đầu qua lại, thể hiện sự vui mừng của thiên cẩu khi đến được đỉnh cao.
Thiên cẩu thổ địa tại Hội quán Quảng Đông, Hội An. Thiên cẩu vươn vai, đùa giỡn với ông địa, thể hiện sự hòa quyện giữa đất và trời, với mong ước thiên hạ thái bình, yên vui.
Tết Trung thu ở Hội An là lễ hội truyền thống, có sự giao lưu - tiếp biến văn hóa với Trung Quốc, Nhật Bản trong quá trình hình thành và phát triển đô thị - thương cảng Hội An. Tháng 2/2023, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố Tết Trung thu ở Hội An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Múa thiên cẩu là một phần không thể thiếu trong các hoạt động vui Trung thu ở phố Hội.
Thiên cẩu thổ địa tại Hội quán Quảng Đông, Hội An. Thiên cẩu vươn vai, đùa giỡn với ông địa, thể hiện sự hòa quyện giữa đất và trời, với mong ước thiên hạ thái bình, yên vui.
Tết Trung thu ở Hội An là lễ hội truyền thống, có sự giao lưu - tiếp biến văn hóa với Trung Quốc, Nhật Bản trong quá trình hình thành và phát triển đô thị - thương cảng Hội An. Tháng 2/2023, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố Tết Trung thu ở Hội An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Múa thiên cẩu là một phần không thể thiếu trong các hoạt động vui Trung thu ở phố Hội.
Thiên cẩu vái lạy cầu phúc, màn múa thường được biểu diễn ở các nhà dân. Thiên cẩu vào nhà, lạy bàn thờ, múa quanh nhà tìm mồi, xông trừ tà khí, ăn giải và lạy tạ gia chủ. Kết hợp với bài diễn là những nghi thức tín ngưỡng như há miệng đớp trẻ em trừ phong, liếm cổng trừ tà hay trình diễn trèo cây, chưng cộ.
Thiên cẩu vái lạy cầu phúc, màn múa thường được biểu diễn ở các nhà dân. Thiên cẩu vào nhà, lạy bàn thờ, múa quanh nhà tìm mồi, xông trừ tà khí, ăn giải và lạy tạ gia chủ. Kết hợp với bài diễn là những nghi thức tín ngưỡng như há miệng đớp trẻ em trừ phong, liếm cổng trừ tà hay trình diễn trèo cây, chưng cộ.
Chưng cộ ăn giải với người biểu diễn đầu thiên cẩu đứng trên vai người phía sau, há miệng thiên cẩu để lấy giải treo trên cao.
Chưng cộ ăn giải với người biểu diễn đầu thiên cẩu đứng trên vai người phía sau, há miệng thiên cẩu để lấy giải treo trên cao.
Thiên cẩu uống nước cầu mưa tại cổng chùa Bà Mụ, thể hiện ước vọng một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Thiên cẩu uống nước cầu mưa tại cổng chùa Bà Mụ, thể hiện ước vọng một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Màn múa Đăng thiên phun lửa thể hiện sự uy nghi của linh vật. Người múa đầu thiên cẩu phun dầu ra ngọn đuốc tạo nên một quầng lửa sáng rực. Màn diễn có phần mạo hiểm, gây cảm giác hồi hộp cho người xem.
Người xưa quan niệm thiên cẩu phun lửa tạo ra thần khí trừ tà, ánh lửa rực sáng xua tan bóng đêm trong giây phút, người xem cảm thấy ấm áp, rạng rỡ hẳn lên. Màn múa thiên cẩu phun lửa trong những năm gần đây ít được biểu diễn do tính nguy hiểm, dễ gây cháy.
Màn múa Đăng thiên phun lửa thể hiện sự uy nghi của linh vật. Người múa đầu thiên cẩu phun dầu ra ngọn đuốc tạo nên một quầng lửa sáng rực. Màn diễn có phần mạo hiểm, gây cảm giác hồi hộp cho người xem.
Người xưa quan niệm thiên cẩu phun lửa tạo ra thần khí trừ tà, ánh lửa rực sáng xua tan bóng đêm trong giây phút, người xem cảm thấy ấm áp, rạng rỡ hẳn lên. Màn múa thiên cẩu phun lửa trong những năm gần đây ít được biểu diễn do tính nguy hiểm, dễ gây cháy.
Lễ tiễn thiên cẩu tại Khổng Tử Miếu. Lễ tiễn thiên cẩu về trời được thực hiện sau khi đã hoàn thành sứ mệnh ở trần gian. Trong nghệ thuật múa dân gian, sau mỗi mùa biểu diễn, linh vật sẽ được đốt đi, hoặc để nơi thờ cúng để sang năm làm mâm cúng mới cho tái xuất.
Lễ tiễn thiên cẩu tại Khổng Tử Miếu. Lễ tiễn thiên cẩu về trời được thực hiện sau khi đã hoàn thành sứ mệnh ở trần gian. Trong nghệ thuật múa dân gian, sau mỗi mùa biểu diễn, linh vật sẽ được đốt đi, hoặc để nơi thờ cúng để sang năm làm mâm cúng mới cho tái xuất.
Quảng Hải
Ảnh triển lãm tại Hội An