Thứ ba, 23/4/2024
Thứ bảy, 18/5/2019, 08:30 (GMT+7)

Những mái vòm mang giá trị lịch sử tại châu Âu

Mái vòm đền thờ Pantheon, đền sao Thủy hay bảo tàng Hagia Sophia tồn tại hàng nghìn năm, thể hiện kỹ thuật xây dựng phát triển của La Mã xưa.

Đền thờ Pantheon tại Rome, Italy là một trong những công trình của đế chế La Mã được bảo tồn nguyên bản với tuổi đời khoảng 2.000 năm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi phục vụ cho các vị thần bởi vì Pantheon trong tiếng La-tinh nghĩa là "ngôi đền của mọi vị thần".

Điểm nổi bật nhất của ngôi đền là mái vòm bán cầu vẫn giữ lại phần lớn kiến trúc trước dòng chảy của thời gian, thể hiện kỹ thuật và tư duy trong lĩnh vực xây dựng của người La Mã từ xa xưa đã đạt trình độ cao. Theo các nghiên cứu, mái vòm này làm bằng bê tông. Để giảm trọng lượng cho mái vòm, bêtông được trộn với đá nham thạch.

Đường kính của phần mái 43,2m, bằng chiều cao tòa nhà và là một trong những mái vòm bê tông không được gia cố lớn nhất lịch sử.
Riêng "đôi mắt" Oculus - vòng tròn trung tâm đón sáng cũng đường kính đến 9m. Nhiều nhà sử học cho rằng đây là giải pháp giảm trọng lượng của mái vòm, đồng thời đưa ánh sáng vào phía trong đền tạo ra khung cảnh tín ngưỡng.

Một trong những tàn tích của thị trấn Baiae thời La Mã cổ đại là mái vòm trong đền thờ sao Thủy, với kích thước đường kính đến 21,5m. Điểm đặc trưng của kiến trúc mái vòm châu Âu là "đôi mắt" Oculus cũng xuất hiện trong công trình này. Dù mang danh nghĩa đền thờ, nhưng đây thực chất là bể nước lạnh thuộc một công trình hồ tắm công cộng đồ sộ.

Từ bên ngoài, bảo tàng Hagia Sophia tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) có vẻ ngoài khá đơn giản, nhưng bên trong tinh xảo. Công trình xây dựng trong khoảng năm 532-537 là một trong những ví dụ điển hình về kiến trúc La Mã với mái vòm lớn đặc trưng, chóp nhọn ở đỉnh bán cầu.

Điểm ấn tượng nhất là mái vòm chính điện. Mái vòm đường kính 31m này đặt trên một dãy 40 cửa sổ và mở rộng sang hai bên bằng hai vòm khuyết nhỏ hơn, sau đó tiếp tục kết nối cùng ba vòm nhỏ hơn nữa.

Toàn bộ cấu trúc chống đỡ bằng các cột cẩm thạch chồng lên nhau, hướng mắt người lên đỉnh vòm. Cho đến nay cấu trúc của mái vòm Hagia Sophia vẫn là đề tài được quan tâm của các sử gia, kiến trúc sư và kỹ sư bởi sự sáng tạo của người La Mã xưa.

Santa Costanza là một nhà thờ thế kỷ thứ 4 ở Rome. Sở hữu kích thước nhỏ và chiều cao không bằng các công trình trên, chiếc mái vòm trong nhà thờ này gây chú ý bởi ứng dụng nghệ thuật khảm đá tinh xảo, tạo thành bức tranh Ki-tô giáo đẹp mắt. Tuy nhiên, các chi tiết khảm đều mai một sau hoạt động trùng tu vào năm 1620.

Với mong muốn kiến tạo nên một công trình có giá trị kiến trúc - văn hóa - lịch sử tương tự những công trình trăm tuổi tại TP HCM hiện nay, nhà phát triển công trình xanh Phúc Khang Corporation đã phát triển dự án Rome by Diamond Lous. Dự án mô phỏng kiến trúc tòa thành Rome (Italy) với các biểu tượng đặc trưng như hàng cột La Mã uy nghi, mái vòm Roman cách điệu và điểm nhấn là chum trên đỉnh tòa nhà như một viên ngọc lục bảo đính trên đỉnh vương miện.

Tọa lạc ngay điểm giao nhau của hai trục đường lớn Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống (quận 2, TP HCM), dự án xây dựng theo tiêu chuẩn xanh của Phúc Khang cùng sự đồng hành của các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế như kiến trúc sư người Italy Aldo Zoli Lo Prinzi - thành viên Hội Kiến trúc sư Rome (cố vấn cấp cao về thiết kế kiến trúc của Phúc Khang Corp), Coteccons (tổng thầu xây dựng), DP Architect, Mai-Archi, TTID (tư vấn thiết kế), Landmarks (thiết kế cảnh quan), UL - Mỹ (thẩm duyệt an toàn phòng chống cháy nổ), CBRE (quản lý vận hành tòa nhà)...

Bảo An