Theo các nhà nghiên cứu, nhện không chỉ sử dụng mạng để bắt mồi, mà nhiều loài có thể tóm gọn và ăn cá, thậm chí những con cá có kích thước cơ thể lớn gấp đôi chúng. Con nhện Dolomedes facetus (ảnh) có thể di chuyển trên mặt nước và bắt được một con cá hồ trong một khu vườn gần Brisbane, Australia. Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, nhện ăn cá thường ẩn nấp gần các con sông, hồ nước hay vùng đầm lầy ở mọi châu lục trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực. Nhện thậm chí có thể tiếp tục tấn công các loài cá sau khi ăn no. Martin Nyffeler, một chuyên gia người Thụy Sĩ, cho biết ông và nhóm nghiên cứu phát hiện được 18 loài nhện khác nhau là những loài bắt và ăn cá trong môi trường tự nhiên. Ba loài khác được quan sát đặc điểm tương tự này trong phòng thí nghiệm. Hầu hết các trường hợp nhện ăn cá được ghi nhận ở khu vực có điều kiện thời tiết ấm, các loài cá bị tấn công hầu hết là cá nước ngọt. Trong ảnh, một con nhện trưởng thành thuộc loài Ancylometes rufus đang tóm gọn một con cá trê nhỏ từ dưới nước, trong khu vực đầm lầy thuộc Khu bảo tồn Động vật hoang dã Cuyabeno, Ecuador. Khi nhện bắt cá, chúng thường áp dụng phương pháp tiết kiệm năng lượng và chiến thuật "ngồi và chờ đợi". Con nhện thường xuất hiện ở nép bờ nước, dùng chân bám chặt vào thân gỗ hay các bờ đá để ẩn nấp. Khi phát hiện vây hoặc cơ thể cá ở phía trước, con nhện sẽ lao lên và tấn công bằng một loại chất độc, sau đó kéo con cá ra khỏi mặt nước. Nhện Trechalea ăn cá trên một rỉa đá bên dòng nuối nông, gần vùng Quebrada Valencia ở Colombia. Các nghiên cứu trước đây từng phát hiện nhiều loài nhện ăn sâu, ốc sên và thậm chí là dơi. Linh Anh (Theo Live Science)Loài cá nhỏ hút được vật nặng gấp 300 lần Những lối sống kỳ lạ của loài nhện