1. Cầy mực Đặc điểm nổi bật của loài này là mùi cơ thể giống như mùi bắp rang bơ được hình thành từ tuyến hậu môn. Khả năng tiết mùi cơ thể giúp chúng đánh dấu lãnh thổ bằng cách di chuyển phần mông qua các bề mặt. Tuy nhiên, mùi hương này chỉ có thể được phát hiện trong phạm vi chỗ ở của chúng. Cầy mực hay chồn mực là loài động vật ăn thịt thuộc họ Cầy. Môi trường sống của chúng là các khu rừng mưa ở Nam Á và Đông Nam Á.. 2. Kiến vàng (Lasius Interjectus) Không chỉ có mùi cơ thể giống như mùi chanh mà loài kiến vàng còn có hình dạng cơ thể như quả chanh vàng nhỏ. Khi một cộng đồng kiến vàng bị phá rối, kiến thành viên sẽ tiết ra một loại chất phòng vệ có mùi giống như mùi chanh. Với đặc điểm này, kiến vàng còn được gọi là kiến sả. 3. Cóc chân thuổng Cóc chân thuổng (Spea Multiplicata) có thể tiết ra một loại chất có mùi giống bơ đậu phộng từ tuyến mang tai. Loại chất này có thể gây hắt hơi và bỏng mắt nếu tiếp xúc. Cóc chân thuổng được tìm thấy ở Nam Mỹ và môi trường sống chủ yếu của chúng là dưới bùn. 4. Ong châu Phi Để truyền thông tin, ong có thể sử dụng các tín hiệu hóa học như pheromone cảnh báo hay các hình thức khác. Khi một con ong kiếm ăn cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ gửi tín hiệu đến tổ ong bằng một mùi hương đặc biệt giống như mùi chuối. Những con ong khác sẽ lần theo dấu vết mùi hương này và cảnh báo đến các thành viên trong tổ. So với ong châu Âu, loài ong châu Phi nhạy cảm với pheromone hơn và sản sinh pheromone nhiều hơn. 5. Chim auklet Theo các nhà khoa học, chim auklet (Aethia Cristatella) được cho là loài chim đầu tiên có khả năng gửi tín hiệu bằng hương thơm. Chim dùng chiếc mỏ có dầu thơm để chà lên phần lông và phát tán mùi hương để thu hút đối phương. Mùi hương của chim auklet tương tự như mùi quýt. Đây là một loài chim biển nhỏ sống chủ yếu ở bắc Thái Bình Dương và biển Bering. 6. Cuốn chiếu (millipede) Cuốn chiếu khổng lồ (Apheloria virginiensis) có thân đen pha vàng cam, chiều dài có thể lên đến gần 40 cm và có thể tiết ra chất độc. Chất cyanide được tiết ra từ cuốn chiếu có mùi như cola vị dâu. Để tự vệ, loài cuốn chiếu khổng lồ Mỹ (Narceus americanus) tiết ra một loại chất lỏng có thể gây bỏng da. Linh Anh (Theo Mentalfloss)