Khoảng 1.500 người dân sinh sống trên đảo Christmas, Australia, trong khi hơn 120 triệu con cua di cư qua đảo này mỗi năm. Người địa phương nâng niu và cưng chiều những con cua hết mức có thể. Người ta thậm chí còn thiết kế lối đi riêng cho cua xuyên qua các con đường trên đảo, tránh chúng nguy cơ chúng bị xe cộ đè nát. Ảnh: Max Orchard/Environment. Trước đây, người dân ở quần đảo Hawaii, Mỹ, nuôi gà để lấy thịt và trứng. Sau đó vào năm 1992, do ảnh hưởng của một trận bão lớn, nhiều con gà di tản khắp nơi và sống ngoài môi trường tự nhiên cho đến bây giờ. Ảnh: suburbanmisfit. Okunoshima còn được gọi là đảo thỏ ở Nhật Bản. Không ai sinh sống tại đảo này do e ngại nhà máy sản xuất vũ khí hóa học với nhiều khí độc hại mà quân đội Nhật đã xây dựng trong Thế chiến II. Sau khi chiến tranh kết thúc, loài thỏ, vốn là vật thí nghiệm, được thả tự do và sống ở đảo cho đến ngày nay. Số lượng thỏ tăng nhanh chóng. Hàng năm, mỗi lần tới hòn đảo, các du khách thường mang theo thức ăn và chơi đùa cùng những con thỏ. Ảnh: prafulla. Bãi biển lợn, hoặc hòn đảo lợn là một phần của quần đảo Exuma Cays, Bahamas. Hòn đảo này không có người, nhưng là nơi sinh sống của nhiều con lợn hoang dã với khả năng bơi lội rất giỏi. Hàng năm, rất nhiều khách du lịch tới tham quan và mang thức ăn cho những con lợn đang sống tại đây. Ảnh: Flickr Tashirojima hay còn gọi là đảo mèo, ở thành phố Ishinomaki, quận Miyagi, Nhật Bản. Hòn đảo này có số lượng mèo nhiều hơn cả người. Người sống tại đây quan niệm rằng, nuôi mèo sẽ mang lại may mắn và sự giàu có. Trên đảo chỉ có khoảng 100 người, trong đó hầu hết là người cao tuổi. Trước đây, người ở đảo chủ yếu nuôi tằm, và mèo được họ nuôi là để tiêu diệt chuột (tằm là món ăn ưa thích của chuột). Mèo còn giúp người dân mang bán tơ lụa trong đất liền. Ngư dân đánh cá ngoài biển nhìn vào hành vi của chúng để dự báo thời tiết trước khi ra khơi, vì thế họ cho rằng những lần bội thu đều nhờ có mèo. Ngày càng nhiều khách du lịch và những người yêu mèo tìm đến hòn đảo này mỗi năm. Ảnh: buzzfeed. Thu Hương (tổng hợp)