Khủng long nodosaur
Đây là một trong những hóa thạch khủng long nguyên vẹn nhất từ trước đến nay, theo IFL Science. Năm 2011, Shawn Funk tìm thấy nó khi đào đất tại mỏ Millenium gần Fort McMurray ở Alberta, Canada. Theo các nhà khoa học, đây là hóa thạch khủng long nodosaur có niên đại 110 triệu năm, còn đầy đủ da và bộ giáp bên ngoài. Chúng ta thậm chí có thể nhìn thấy lớp đệm ở bên dưới bàn chân của nó. Ảnh: Wikimedia.
Khủng long nodosaur
Đây là một trong những hóa thạch khủng long nguyên vẹn nhất từ trước đến nay, theo IFL Science. Năm 2011, Shawn Funk tìm thấy nó khi đào đất tại mỏ Millenium gần Fort McMurray ở Alberta, Canada. Theo các nhà khoa học, đây là hóa thạch khủng long nodosaur có niên đại 110 triệu năm, còn đầy đủ da và bộ giáp bên ngoài. Chúng ta thậm chí có thể nhìn thấy lớp đệm ở bên dưới bàn chân của nó. Ảnh: Wikimedia.
Cá ăn thằn lằn
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch đáng kinh ngạc này tại Bavaria, phía nam nước Đức. Trong lúc thằn lằn có cánh Rhamphorhychus bay lướt trên mặt biển và bắt cá nhỏ, một con cá ăn thịt khác lớn hơn phóng lên khỏi mặt nước, nhanh chóng đớp lấy thằn lằn. Do có kích thước quá lớn, thằn lằn mắc kẹt trong miệng cá ăn thịt. Ba con vật cuối cùng chết và chìm xuống đáy biển. Ảnh: Frey.
Cá ăn thằn lằn
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch đáng kinh ngạc này tại Bavaria, phía nam nước Đức. Trong lúc thằn lằn có cánh Rhamphorhychus bay lướt trên mặt biển và bắt cá nhỏ, một con cá ăn thịt khác lớn hơn phóng lên khỏi mặt nước, nhanh chóng đớp lấy thằn lằn. Do có kích thước quá lớn, thằn lằn mắc kẹt trong miệng cá ăn thịt. Ba con vật cuối cùng chết và chìm xuống đáy biển. Ảnh: Frey.
Thằn lằn cá sinh con
Các nhà khảo cổ phát hiện hóa thạch của con thằn lằn cá đang sinh con tại Majiashan, Trung Quốc, vào năm 2011. Điều này cho thấy dù thằn lằn cá tiến hóa từ động vật bò sát đẻ trứng, chúng không bơi vào bờ để đẻ trứng như rùa. Thay vào đó, thằn lằn cá sinh con dưới nước như cá voi và cá heo. Ảnh: Motani.
Thằn lằn cá sinh con
Các nhà khảo cổ phát hiện hóa thạch của con thằn lằn cá đang sinh con tại Majiashan, Trung Quốc, vào năm 2011. Điều này cho thấy dù thằn lằn cá tiến hóa từ động vật bò sát đẻ trứng, chúng không bơi vào bờ để đẻ trứng như rùa. Thay vào đó, thằn lằn cá sinh con dưới nước như cá voi và cá heo. Ảnh: Motani.
Đuôi khủng long trong hổ phách
Lida Xing, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, mua lại khối hổ phách có niên đại 99 triệu năm chứa phần đuôi của khủng long tại khu chợ Myanmar. Chiếc đuôi còn nguyên xương và lông vũ. Nó có lẽ thuộc về con khủng long có kích thước bằng chim sẻ. Khối hổ phách giúp các nhà nghiên cứu khám phá cách sắp xếp lông của con vật theo không gian ba chiều, qua đó tìm hiểu cách lông vũ tiến hóa. Ảnh: R.C. McKellar.
Đuôi khủng long trong hổ phách
Lida Xing, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, mua lại khối hổ phách có niên đại 99 triệu năm chứa phần đuôi của khủng long tại khu chợ Myanmar. Chiếc đuôi còn nguyên xương và lông vũ. Nó có lẽ thuộc về con khủng long có kích thước bằng chim sẻ. Khối hổ phách giúp các nhà nghiên cứu khám phá cách sắp xếp lông của con vật theo không gian ba chiều, qua đó tìm hiểu cách lông vũ tiến hóa. Ảnh: R.C. McKellar.
Dấu chân Laetoli
Năm 1976, nhà cổ sinh vật học Mary Leakey phát hiện những dấu chân người cổ xưa in hằn vào lớp tro núi lửa tại Laetoli, Tanzania. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tổ tiên của con người đã đi bộ bằng hai chân cách đây ít nhất 3,7 triệu năm. Các dấu chân được cho là dấu vết của loài vượn người cổ đại Australopithecus afarensis. Ảnh: Wikimedia.
Dấu chân Laetoli
Năm 1976, nhà cổ sinh vật học Mary Leakey phát hiện những dấu chân người cổ xưa in hằn vào lớp tro núi lửa tại Laetoli, Tanzania. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tổ tiên của con người đã đi bộ bằng hai chân cách đây ít nhất 3,7 triệu năm. Các dấu chân được cho là dấu vết của loài vượn người cổ đại Australopithecus afarensis. Ảnh: Wikimedia.
Máu và collagen của khủng long
Các nhà khoa học tại trường Imperial College London, Anh, tiến hành phân tích móng vuốt hóa thạch khủng long theropod có niên đại 75 triệu năm được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Họ phát hiện những cấu trúc hình quả trứng nhỏ xíu, cùng với một lõi đậm đặc hơn ở bên trong giống tế bào hồng cầu. Ngoài ra, họ cũng tìm thấy các sợi dài tương tự như collagen có trong gân, dây chằng và da động vật ngày nay. Ảnh: Bertazzo.
Máu và collagen của khủng long
Các nhà khoa học tại trường Imperial College London, Anh, tiến hành phân tích móng vuốt hóa thạch khủng long theropod có niên đại 75 triệu năm được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Họ phát hiện những cấu trúc hình quả trứng nhỏ xíu, cùng với một lõi đậm đặc hơn ở bên trong giống tế bào hồng cầu. Ngoài ra, họ cũng tìm thấy các sợi dài tương tự như collagen có trong gân, dây chằng và da động vật ngày nay. Ảnh: Bertazzo.
Tầng hóa thạch Ashfall
Khoảng 12 triệu năm trước, một vụ phun trào núi lửa đã giết chết hơn 200 loài động vật bao gồm tê giác, ngựa, lạc đà cổ dài và sếu. Chúng hít phải khói độc và bị chôn vùi dưới tro bụi núi lửa. Các nhà khảo cổ phát hiện hóa thạch gần như còn nguyên vẹn của chúng tại Tầng hóa thạch Ashfall ở Nebraska, Mỹ, cách đây hơn 40 năm. Ảnh: Flickr.
Tầng hóa thạch Ashfall
Khoảng 12 triệu năm trước, một vụ phun trào núi lửa đã giết chết hơn 200 loài động vật bao gồm tê giác, ngựa, lạc đà cổ dài và sếu. Chúng hít phải khói độc và bị chôn vùi dưới tro bụi núi lửa. Các nhà khảo cổ phát hiện hóa thạch gần như còn nguyên vẹn của chúng tại Tầng hóa thạch Ashfall ở Nebraska, Mỹ, cách đây hơn 40 năm. Ảnh: Flickr.