Hồ nước ở làng Harpur Hill, hạt Derbyshire, miền trung nước Anh có màu xanh lam khác thường, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng. Tuy nhiên, lòng hồ chứa nhiều rác thải từ xe hơi cũ, rác nhựa và chất thải con người, có độ pH lên tới 11.3, ít hơn một chút so với thuốc tẩy trắng có pH là 12.6, cao hơn nhiều so với pH trung bình 6-7.
Màu xanh của hồ được tạo thành từ những tinh thể canxi ngấm vào từ các núi đá vôi xung quanh, do hồ nằm trong công trường khai thác đá vôi cũ. Chính quyền địa phương cảnh báo người dân không nên tiếp xúc với nước hồ, vì độ pH cao đủ gây kích ứng da và mắt, cũng như gây các bệnh dạ dày và nấm. Ảnh: F Stop Press
Hồ nước ở làng Harpur Hill, hạt Derbyshire, miền trung nước Anh có màu xanh lam khác thường, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng. Tuy nhiên, lòng hồ chứa nhiều rác thải từ xe hơi cũ, rác nhựa và chất thải con người, có độ pH lên tới 11.3, ít hơn một chút so với thuốc tẩy trắng có pH là 12.6, cao hơn nhiều so với pH trung bình 6-7.
Màu xanh của hồ được tạo thành từ những tinh thể canxi ngấm vào từ các núi đá vôi xung quanh, do hồ nằm trong công trường khai thác đá vôi cũ. Chính quyền địa phương cảnh báo người dân không nên tiếp xúc với nước hồ, vì độ pH cao đủ gây kích ứng da và mắt, cũng như gây các bệnh dạ dày và nấm. Ảnh: F Stop Press
Hồ Ljen ở huyện Banyuwangi, tỉnh Đông Java, Indonesia. Hồ nằm trong một miệng núi lửa lớn, chiều rộng một km, có màu xanh ngọc bắt mắt.
Đây là một trong những hồ núi lửa có nồng độ axit cao nhất thế giới. Độ pH ven hồ là 0.5; còn ở giữa hồ là 0.13 do nồng độ axit sunfuric cao. Hàm lượng axit ở đây đậm đặc tới nỗi có thể làm biến mất mọi thứ. Quanh hồ là công trường khai thác lưu huỳnh. Ảnh: Bromoeastjava
Hồ Ljen ở huyện Banyuwangi, tỉnh Đông Java, Indonesia. Hồ nằm trong một miệng núi lửa lớn, chiều rộng một km, có màu xanh ngọc bắt mắt.
Đây là một trong những hồ núi lửa có nồng độ axit cao nhất thế giới. Độ pH ven hồ là 0.5; còn ở giữa hồ là 0.13 do nồng độ axit sunfuric cao. Hàm lượng axit ở đây đậm đặc tới nỗi có thể làm biến mất mọi thứ. Quanh hồ là công trường khai thác lưu huỳnh. Ảnh: Bromoeastjava
Hồ Berkeley Pit ở Butte, Montana, nổi tiếng là "hồ nước nguy hiểm chết người nhất tại Mỹ". Hơn 151 m3 nước hồ chứa đầy kim loại nặng và axit sulfuric. Hồi đầu tháng 12, 10.000 con ngỗng chết la liệt trong hồ vì uống phải nước nhiễm độc. Ảnh: Amusing Planet
Hồ Berkeley Pit ở Butte, Montana, nổi tiếng là "hồ nước nguy hiểm chết người nhất tại Mỹ". Hơn 151 m3 nước hồ chứa đầy kim loại nặng và axit sulfuric. Hồi đầu tháng 12, 10.000 con ngỗng chết la liệt trong hồ vì uống phải nước nhiễm độc. Ảnh: Amusing Planet
Theo Live Science, hồ Natron ở phía bắc Tanzania có độ pH là 10.5, có thể làm bỏng da và mắt. Hồ có màu đỏ tươi do có hàm lượng muối cao, là môi trường lý tưởng cho Halophile, vi sinh vật sản sinh sắc tố đỏ khi quang hợp, phát triển.
Natri cacbonat, chất thường được người Ai Cập cổ sử dụng để ướp xác và các chất khoáng khác chảy vào hồ từ những ngọn đồi xung quanh khiến nước hồ có độ kiềm cao, không thích hợp cho động vật sinh sống. Ảnh: Tripfreakz
Theo Live Science, hồ Natron ở phía bắc Tanzania có độ pH là 10.5, có thể làm bỏng da và mắt. Hồ có màu đỏ tươi do có hàm lượng muối cao, là môi trường lý tưởng cho Halophile, vi sinh vật sản sinh sắc tố đỏ khi quang hợp, phát triển.
Natri cacbonat, chất thường được người Ai Cập cổ sử dụng để ướp xác và các chất khoáng khác chảy vào hồ từ những ngọn đồi xung quanh khiến nước hồ có độ kiềm cao, không thích hợp cho động vật sinh sống. Ảnh: Tripfreakz
Hồ núi lửa Dallol nằm giữa hoang mạc Danokil, Ethiopia. Hồ nước tuyệt đẹp có màu xanh lá cây pha vàng thực chất là một bể axit đầy lưu huỳnh, sắt và kim loại nồng độ cao. Nhiệt độ trung bình ở đây là 35 độ C. Màu sắc rực rỡ cùng với những mạch khí độc luôn sẵn sàng phun ra từ nước biến hồ nước thành nơi có quang cảnh tuyệt đẹp nhưng đầy rẫy nguy hiểm. Ảnh: Inspirationseek
Hồ núi lửa Dallol nằm giữa hoang mạc Danokil, Ethiopia. Hồ nước tuyệt đẹp có màu xanh lá cây pha vàng thực chất là một bể axit đầy lưu huỳnh, sắt và kim loại nồng độ cao. Nhiệt độ trung bình ở đây là 35 độ C. Màu sắc rực rỡ cùng với những mạch khí độc luôn sẵn sàng phun ra từ nước biến hồ nước thành nơi có quang cảnh tuyệt đẹp nhưng đầy rẫy nguy hiểm. Ảnh: Inspirationseek
Hồ Karachay ở Urals, phía nam nước Nga. Kể từ năm 1951, nơi đây trở thành bãi chứa chất thải phóng xạ. Vì thế, nước hồ đầy vật liệu độc hại có nồng độ cao, được Viện nghiên cứu WorldWatch có trụ sở ở Washington, Mỹ, gọi là hồ nước ô nhiễm nhất Trái Đất. Ảnh: Garasitawa
Hồ Karachay ở Urals, phía nam nước Nga. Kể từ năm 1951, nơi đây trở thành bãi chứa chất thải phóng xạ. Vì thế, nước hồ đầy vật liệu độc hại có nồng độ cao, được Viện nghiên cứu WorldWatch có trụ sở ở Washington, Mỹ, gọi là hồ nước ô nhiễm nhất Trái Đất. Ảnh: Garasitawa
Hồ nước muối Mono ở hạt Mono, bang California, Mỹ. Hồ rộng 183 km2, là một trong những hồ nước lâu đời nhất Bắc Mỹ. Hàm lượng muối trong nước hồ tăng gấp đôi trong vòng 40 năm vì con người khai thác nước. Độ mặn cao kết hợp với cacbonat, clorua và lưu huỳnh đã đe dọa sự bền vững của hệ sinh thái hồ, biến nó thành một trong những hồ nước nguy hiểm nhất nước Mỹ. Ảnh: Amazingplacesonearth
Hồ nước muối Mono ở hạt Mono, bang California, Mỹ. Hồ rộng 183 km2, là một trong những hồ nước lâu đời nhất Bắc Mỹ. Hàm lượng muối trong nước hồ tăng gấp đôi trong vòng 40 năm vì con người khai thác nước. Độ mặn cao kết hợp với cacbonat, clorua và lưu huỳnh đã đe dọa sự bền vững của hệ sinh thái hồ, biến nó thành một trong những hồ nước nguy hiểm nhất nước Mỹ. Ảnh: Amazingplacesonearth
Hồ Lake Nyos ở Cameroon. Hồ nằm trong miệng núi lửa, giàu khoáng chất, sản sinh ra nhiều loại độc tố như cacbon dioxit nồng độ cao, có thể phát tán hàng km. Năm 1986, một vụ nổ khí cacbon xảy ra ở đây đã phát tán khí độc giết chết tất cả dân làng và động vật sống xung quanh. Ảnh: Geo.arizona
Hồ Lake Nyos ở Cameroon. Hồ nằm trong miệng núi lửa, giàu khoáng chất, sản sinh ra nhiều loại độc tố như cacbon dioxit nồng độ cao, có thể phát tán hàng km. Năm 1986, một vụ nổ khí cacbon xảy ra ở đây đã phát tán khí độc giết chết tất cả dân làng và động vật sống xung quanh. Ảnh: Geo.arizona
Hồ Kivu ở biên giới Congo và Rwanda, châu Phi. Nó cũng nguy hiểm giống hồ Nyos. Không chỉ phát thải khí cacbon độc tính cao, hồ Kivu còn chứa khí methane gây cháy, biến nó thành một trong những hồ nước nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Lindbergsafaris
Hồ Kivu ở biên giới Congo và Rwanda, châu Phi. Nó cũng nguy hiểm giống hồ Nyos. Không chỉ phát thải khí cacbon độc tính cao, hồ Kivu còn chứa khí methane gây cháy, biến nó thành một trong những hồ nước nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Lindbergsafaris
Hồng Hạnh (theo Garasitawa)