Dịch bệnh do virus Zika có xu hướng trở lại sau khi Bộ Y tế Thái Lan cho biết ngày 13/9, nước này ghi nhận khoảng 200 ca nhiễm kể từ tháng 1/2016 đến nay. Singapore cũng có hơn 240 trường hợp kể từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên. Mới đây, một phụ nữ Việt Nam 40 tuổi đến du lịch tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 8/9 đã bị phát hiện nhiễm virus Zika.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Zika, Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp cùng Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề “Phòng, xử trí bệnh truyền nhiễm từ muỗi Zika và sốt xuất huyết” từ ngày 31/8 đến 9/9 tại TP HCM, Cần Thơ và Hà Nội. Mục tiêu là truyền thông kiến thức về bệnh tới người dân, đặc biệt là phụ huynh và giáo viên nhà trường.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM và Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Tổng hội Y Học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam đã chia sẻ cụ thể về cách nhận biết, phòng ngừa và xử trí bệnh do virus Zika gây ra.
Bệnh do virus Zika thường khó nhận biết. 60-80% các trường hợp nhiễm không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như sốt nhẹ (37,8-38,5 độ C) trong vài ngày, ban phát sần trên da, đau đầu, mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt (đỏ mắt, chảy nước mắt), cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Bệnh do virus Zika có thể gây biến chứng trầm trọng, trong đó phải kể đến tật đầu nhỏ xảy ra ở trẻ sơ sinh khi thai phụ mắc bệnh trong thai kỳ. Người lớn có thể viêm đa rễ thần kinh ngoại biên Guillain-Barré gây yếu và liệt cơ ở các chi; viêm não - màng não, viêm tủy... nhưng hiếm gặp.
Virus Zika lây nhiễm từ muỗi vằn truyền bệnh, chúng hoạt động cả ngày, gây dịch lớn nếu mật độ muỗi cao, dân cư đông đúc. Virus lây từ mẹ truyền sang thai nhi thông qua nhau thai, dịch ối. Trẻ sơ sinh nhiễm virus khi mẹ mắc bệnh trong vòng 2 tuần trước khi sinh. Ngoài ra, còn lây nhiễm qua việc truyền máu, ghép tạng, đường tình dục dù ít phổ biến. Ghi nhận cho thấy virus tồn tại ở tinh dịch trên 2 tháng.
Việc lây nhiễm virus Zika chủ yếu do muỗi vằn gây ra. Vì vậy, biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất là tiêu diệt muỗi và ngăn cho muỗi đẻ trứng, cắt đứt con đường lây truyền bệnh. Muỗi phát triển mạnh vào đầu và cuối mùa mưa, người dân cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không để ao tù, nước đọng, sử dụng các thiết bị diệt muỗi an toàn với sức khỏe cộng đồng.
Một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn được các chuyên gia giới thiệu tại chuỗi hội thảo là máy tạo ion - lọc khí và bắt muỗi của Sharp. Quy trình bắt muỗi 5 bước dựa trên nghiên cứu đặc điểm và thói quen của muỗi, tích hợp công nghệ Plasmacluster Ion và 3 bộ lọc không khí, giúp làm sạch không gian sống và bắt muỗi hiệu quả.
An San