Cá blobfish được mệnh danh là loài vật xấu nhất thế giới vào năm 2013. Ảnh: Norfanz/Photoshot.
Theo The Telegraph, trong phát hiện công bố hôm 6/3 trên tạp chí Mammal Review Journal, hai nhà sinh vật học Trish Fleming ở Đại học Murdoch và Bill Bate Man ở Đại học Curtin tại Perth, Australia, xem xét các nghiên cứu đã xuất bản về 331 động vật có vú của Australia. Họ phân chúng theo ba nhóm: đẹp, xấu và quá xấu.
Cá blobfish được mệnh danh là loài vật xấu nhất thế giới vào năm 2013. Ảnh: Norfanz/Photoshot.
Theo The Telegraph, trong phát hiện công bố hôm 6/3 trên tạp chí Mammal Review Journal, hai nhà sinh vật học Trish Fleming ở Đại học Murdoch và Bill Bate Man ở Đại học Curtin tại Perth, Australia, xem xét các nghiên cứu đã xuất bản về 331 động vật có vú của Australia. Họ phân chúng theo ba nhóm: đẹp, xấu và quá xấu.
Khỉ Macaque Nhật Bản nằm trong danh sách những loài vật bị đe dọa vì mất môi trường sống tự nhiên và số lượng đang giảm mạnh. Ảnh: Anup Shah/Corbis.
Nhóm của Fleming phát hiện các nghiên cứu liên quan đến nhóm đẹp tập trung vào giải phẫu và sinh lý học. Nghiên cứu về động vật trong nhóm xấu tập xoay quanh sinh thái học và phương pháp kiểm soát số lượng. Tuy nhiên, nhóm quá xấu bị các nhà khoa học xem nhẹ. Dù chiếm 45 % trên tổng số 331 loài xuất hiện trong nghiên cứu, động vật thuộc nhóm này rất ít được chú ý.
Khỉ Macaque Nhật Bản nằm trong danh sách những loài vật bị đe dọa vì mất môi trường sống tự nhiên và số lượng đang giảm mạnh. Ảnh: Anup Shah/Corbis.
Nhóm của Fleming phát hiện các nghiên cứu liên quan đến nhóm đẹp tập trung vào giải phẫu và sinh lý học. Nghiên cứu về động vật trong nhóm xấu tập xoay quanh sinh thái học và phương pháp kiểm soát số lượng. Tuy nhiên, nhóm quá xấu bị các nhà khoa học xem nhẹ. Dù chiếm 45 % trên tổng số 331 loài xuất hiện trong nghiên cứu, động vật thuộc nhóm này rất ít được chú ý.
Dơi ma cà rồng cũng được xem là động vật xấu. Ảnh: Michael & Patricia Fogden/Corbis.
Kết quả nghiên cứu của Fleming chỉ ra những động vật xấu nhất như cá blobfish, cá cúi và cá răng nanh đang bị đe dọa. Các loài kém thu hút như dơi quả và chuột cây cũng nằm trong danh sách động vật cần nghiên cứu và quản lý nhất.
Dơi ma cà rồng cũng được xem là động vật xấu. Ảnh: Michael & Patricia Fogden/Corbis.
Kết quả nghiên cứu của Fleming chỉ ra những động vật xấu nhất như cá blobfish, cá cúi và cá răng nanh đang bị đe dọa. Các loài kém thu hút như dơi quả và chuột cây cũng nằm trong danh sách động vật cần nghiên cứu và quản lý nhất.
Ếch hồ Titicaca có những nếp da nhăm giúp chúng hấp thụ oxy. Ảnh: Pete Oxford/Corbis.
"Chúng ta biết rất ít về mặt sinh học của những loài này. Với nhiều loài, chúng ta đánh giá sự tồn tại của chúng thông qua hệ gene hoặc nghiên cứu phân loại. Nhưng về thức ăn, nhu cầu trong môi trường sống hay cách cải thiện cơ hội sống sót của chúng, chúng ta vẫn rất mù mờ", tiến sĩ Fleming, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Ếch hồ Titicaca có những nếp da nhăm giúp chúng hấp thụ oxy. Ảnh: Pete Oxford/Corbis.
"Chúng ta biết rất ít về mặt sinh học của những loài này. Với nhiều loài, chúng ta đánh giá sự tồn tại của chúng thông qua hệ gene hoặc nghiên cứu phân loại. Nhưng về thức ăn, nhu cầu trong môi trường sống hay cách cải thiện cơ hội sống sót của chúng, chúng ta vẫn rất mù mờ", tiến sĩ Fleming, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Cá răng nanh là loài cá có chiếc răng lớn nhất. Chúng cũng nằm trong số loài cá sống ở độ sâu lớn nhất và xấu xí nhất. Ảnh: Norbert Wu/Minden Pictures.
Theo Fleming, các nhà khoa học cũng không hào hứng nghiên cứu những loài vật xấu vì e ngại kết quả thu hút ít sự quan tâm và khó xuất bản.
Cá răng nanh là loài cá có chiếc răng lớn nhất. Chúng cũng nằm trong số loài cá sống ở độ sâu lớn nhất và xấu xí nhất. Ảnh: Norbert Wu/Minden Pictures.
Theo Fleming, các nhà khoa học cũng không hào hứng nghiên cứu những loài vật xấu vì e ngại kết quả thu hút ít sự quan tâm và khó xuất bản.
Cá cúi bị săn bắt nhiều và thường chết do vô tình mắc vào lưới đánh và đuối nước. Ảnh: AP.
Fleming và cộng sự đang kêu gọi gây quỹ để nghiên cứu động vật có vú chưa được biết đến rộng rãi.
Cá cúi bị săn bắt nhiều và thường chết do vô tình mắc vào lưới đánh và đuối nước. Ảnh: AP.
Fleming và cộng sự đang kêu gọi gây quỹ để nghiên cứu động vật có vú chưa được biết đến rộng rãi.
Khỉ vòi có chiếc mũi lớn nhất trong số các loài linh trưởng, chìa ra bên ngoài miệng và có thể dài bằng 1/4 kích thước cơ thể. Số lượng loài này đang giảm mạnh trong 40 năm qua do môi trường sống bị hủy hoại và nhu cầu về thịt khỉ. Ảnh: Jonathan Losos.
Khỉ vòi có chiếc mũi lớn nhất trong số các loài linh trưởng, chìa ra bên ngoài miệng và có thể dài bằng 1/4 kích thước cơ thể. Số lượng loài này đang giảm mạnh trong 40 năm qua do môi trường sống bị hủy hoại và nhu cầu về thịt khỉ. Ảnh: Jonathan Losos.
Phương Hoa