Bạch tạng (albinism) là một chứng rối loạn bẩm sinh làm mất đi màu da, tóc và mắt của động vật. Những con vật bị bạch tạng trông khá nhợt nhạt, dễ bị cháy nắng, ung thư da và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác, theo Mother Nature Network.
Trên hình là hai mẹ con hươu cao cổ với cơ thể hoàn toàn trắng. Chúng đang đi dạo trong khu bảo tồn Ishaqbini Hirola ở phía đông Kenya. Đôi hươu này mắc phải đột biến gene hiếm gặp nên chúng không thể tạo ra sắc tố da và lông. Hươu cao cổ bình thường có màu vàng và nâu trên cơ thể để dễ lẩn trốn giữa các hoang mạc ở châu Phi. Ảnh: MNN.
Bạch tạng (albinism) là một chứng rối loạn bẩm sinh làm mất đi màu da, tóc và mắt của động vật. Những con vật bị bạch tạng trông khá nhợt nhạt, dễ bị cháy nắng, ung thư da và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác, theo Mother Nature Network.
Trên hình là hai mẹ con hươu cao cổ với cơ thể hoàn toàn trắng. Chúng đang đi dạo trong khu bảo tồn Ishaqbini Hirola ở phía đông Kenya. Đôi hươu này mắc phải đột biến gene hiếm gặp nên chúng không thể tạo ra sắc tố da và lông. Hươu cao cổ bình thường có màu vàng và nâu trên cơ thể để dễ lẩn trốn giữa các hoang mạc ở châu Phi. Ảnh: MNN.
Snowflake (Hoa tuyết) là một con khỉ đột bạch tạng nổi tiếng thế giới. Người dân bắt được con vật tại khu vực Guinea Xích đạo năm 1966. Snowflake sống 40 năm tại vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha, cho tới khi qua đời vì bệnh ung thư da năm 2003. Snowflake có 22 con nhưng không con nào bị bạch tạng giống bố. Ảnh: Flick.
Snowflake (Hoa tuyết) là một con khỉ đột bạch tạng nổi tiếng thế giới. Người dân bắt được con vật tại khu vực Guinea Xích đạo năm 1966. Snowflake sống 40 năm tại vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha, cho tới khi qua đời vì bệnh ung thư da năm 2003. Snowflake có 22 con nhưng không con nào bị bạch tạng giống bố. Ảnh: Flick.
Cá sấu Claude sống ở một đầm lầy nhân tạo tại Viện khoa học California, Mỹ. Trước đây Claude sống cùng với một con cá sấu khác tên là Bonnie. Do bị bạch tạng, mắt của Claude nhìn khá kém, khiến nó thường xuyên lao vào các vật thể và cả Bonnie. Cá sấu Bonnie có lần quay lại cắn vào chân Claude nên cuối cùng Bonnie bị chuyển đến nơi khác. Ảnh: Flick.
Cá sấu Claude sống ở một đầm lầy nhân tạo tại Viện khoa học California, Mỹ. Trước đây Claude sống cùng với một con cá sấu khác tên là Bonnie. Do bị bạch tạng, mắt của Claude nhìn khá kém, khiến nó thường xuyên lao vào các vật thể và cả Bonnie. Cá sấu Bonnie có lần quay lại cắn vào chân Claude nên cuối cùng Bonnie bị chuyển đến nơi khác. Ảnh: Flick.
Tổ chức Bảo tồn Đười ươi Borneo (BOSF) giải cứu thành công một con đười ươi cái mắc chứng bạch tạng tại đảo Borneo, Indonesia vào ngày 29/4/2017. Con đười ươi 5 tuổi này bị người dân làng Tanggirang bắt nhốt trong lồng. Con đười ươi sở hữu bộ lông vàng nhạt và cặp mắt xanh lơ, rất nhạy cảm với ánh sáng. Ảnh: BOSF.
Tổ chức Bảo tồn Đười ươi Borneo (BOSF) giải cứu thành công một con đười ươi cái mắc chứng bạch tạng tại đảo Borneo, Indonesia vào ngày 29/4/2017. Con đười ươi 5 tuổi này bị người dân làng Tanggirang bắt nhốt trong lồng. Con đười ươi sở hữu bộ lông vàng nhạt và cặp mắt xanh lơ, rất nhạy cảm với ánh sáng. Ảnh: BOSF.
Chim cánh cụt Snowdrop nổi bật so với các con cùng đàn bởi màu trắng từ đầu đến chân. Con vật được sinh ra tại vườn thú Bristol, Anh. Nó chỉ sống vài năm và đột tử vào tháng 8/2004. Ảnh: Wikimedia.
Chim cánh cụt Snowdrop nổi bật so với các con cùng đàn bởi màu trắng từ đầu đến chân. Con vật được sinh ra tại vườn thú Bristol, Anh. Nó chỉ sống vài năm và đột tử vào tháng 8/2004. Ảnh: Wikimedia.
Gấu túi Onya-Birri chào đời tại vườn thú San Diego, Mỹ, vào năm 1997. Tên gọi Onya-Birri nghĩa là "cậu bé ma" trong ngôn ngữ Aborigine. Onya-Birri là gấu túi bạch tạng đầu tiên được biết đến trong giới khoa học. Ảnh: Flick.
Gấu túi Onya-Birri chào đời tại vườn thú San Diego, Mỹ, vào năm 1997. Tên gọi Onya-Birri nghĩa là "cậu bé ma" trong ngôn ngữ Aborigine. Onya-Birri là gấu túi bạch tạng đầu tiên được biết đến trong giới khoa học. Ảnh: Flick.
Migaloo là con cá voi lưng gù bạch tạng được nhiều người biết đến ở Australia. Vào mùa di cư, Migaloo thường bơi dọc vùng biển phía đông của Australia. Con vật được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1991. Ảnh: Rob Dalton.
Migaloo là con cá voi lưng gù bạch tạng được nhiều người biết đến ở Australia. Vào mùa di cư, Migaloo thường bơi dọc vùng biển phía đông của Australia. Con vật được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1991. Ảnh: Rob Dalton.
Năm 2007, một thuyền trưởng người Mỹ phát hiện con cá heo màu hồng bơi giữa đàn ở hồ Calcasieu, vịnh Mexico. Con cá có màu hồng từ mắt đến da nên được đặt tên là Pinky. Regina Asmutis-Silvia, nhà sinh vật học làm việc tại Hiệp hội Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDCS), cho biết đây là hiện tượng bạch tạng ở loài cá heo do đột biến gene gây ra. Ảnh: MNN.
Năm 2007, một thuyền trưởng người Mỹ phát hiện con cá heo màu hồng bơi giữa đàn ở hồ Calcasieu, vịnh Mexico. Con cá có màu hồng từ mắt đến da nên được đặt tên là Pinky. Regina Asmutis-Silvia, nhà sinh vật học làm việc tại Hiệp hội Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDCS), cho biết đây là hiện tượng bạch tạng ở loài cá heo do đột biến gene gây ra. Ảnh: MNN.
Lê Hùng