Muỗi
Một số đàn muỗi lớn nhất thế giới được phát hiện tại Alaska trong mùa hè ngắn ngủi ở Bắc cực. Hiện nay, có 35 loài muỗi sinh sống ở Alaska. Số lượng muỗi ở đây nhiều đến mức có thể tạo thành một trong những cuộc di cư lớn nhất của động vật. Ảnh: Wild Wonders of Europe/Smit/NPL.
Muỗi
Một số đàn muỗi lớn nhất thế giới được phát hiện tại Alaska trong mùa hè ngắn ngủi ở Bắc cực. Hiện nay, có 35 loài muỗi sinh sống ở Alaska. Số lượng muỗi ở đây nhiều đến mức có thể tạo thành một trong những cuộc di cư lớn nhất của động vật. Ảnh: Wild Wonders of Europe/Smit/NPL.
Phù du
Trong những năm gần đây, những đàn phù du lớn tới mức có thể phát hiện trên radar. Năm 2014, đàn phù du dọc sông Mississippi ở La Crosse, Wisconsin, Mỹ, được cho là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn xe. Ngoại trừ việc cản trở tầm nhìn của lái xe, phù du là loài vô hại và là tín hiệu cho thấy môi trường sống trong lành. Ảnh: Wild Wonders of Europe/Smit/NPL.
Phù du
Trong những năm gần đây, những đàn phù du lớn tới mức có thể phát hiện trên radar. Năm 2014, đàn phù du dọc sông Mississippi ở La Crosse, Wisconsin, Mỹ, được cho là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn xe. Ngoại trừ việc cản trở tầm nhìn của lái xe, phù du là loài vô hại và là tín hiệu cho thấy môi trường sống trong lành. Ảnh: Wild Wonders of Europe/Smit/NPL.
Châu chấu
Những con châu chấu to khỏe ăn mùa màng ở mọi nơi chúng đến. Đại dịch châu chấu đang đe dọa những trang trại ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Australia.
Đàn châu chấu lớn nhất từng được ghi nhận mang tên "Albert's Swarm". Năm 1875, người đàn ông tên Albert Child ở Nebraska, Mỹ, đã trông thấy một đàn châu chấu trải rộng hơn 170 km. Theo ước tính, đàn châu chấu núi Rocky này bao gồm 3,5 nghìn tỷ con. Tuy nhiên, loài này đột nhiên biến mất vào cuối thế kỷ 19, khi trứng của chúng bị tiêu diệt bởi hoạt động khai hoang quy mô lớn. Ảnh: Ingo Arndt/NPL.
Châu chấu
Những con châu chấu to khỏe ăn mùa màng ở mọi nơi chúng đến. Đại dịch châu chấu đang đe dọa những trang trại ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Australia.
Đàn châu chấu lớn nhất từng được ghi nhận mang tên "Albert's Swarm". Năm 1875, người đàn ông tên Albert Child ở Nebraska, Mỹ, đã trông thấy một đàn châu chấu trải rộng hơn 170 km. Theo ước tính, đàn châu chấu núi Rocky này bao gồm 3,5 nghìn tỷ con. Tuy nhiên, loài này đột nhiên biến mất vào cuối thế kỷ 19, khi trứng của chúng bị tiêu diệt bởi hoạt động khai hoang quy mô lớn. Ảnh: Ingo Arndt/NPL.
Sâu ăn lá armyworm
Đội quân sâu bướm chuyên ăn lá thường xuyên xuất hiện ở các khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, và ăn mùa màng trên đường đi. Chúng là ấu trùng của loài bướm đêm tên African armyworms và nằm trong số những loài sâu gây hại nhiều nhất cho nông nghiệp.
Những con sâu bướm ăn lá cây ngũ cốc như ngô, lúa và lúa mì. Những đợt bùng phát sâu bướm thường gắn liền với mùa mưa bắt đầu vào tháng 10. Ảnh: Visuals Unlimited/NPL.
Sâu ăn lá armyworm
Đội quân sâu bướm chuyên ăn lá thường xuyên xuất hiện ở các khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, và ăn mùa màng trên đường đi. Chúng là ấu trùng của loài bướm đêm tên African armyworms và nằm trong số những loài sâu gây hại nhiều nhất cho nông nghiệp.
Những con sâu bướm ăn lá cây ngũ cốc như ngô, lúa và lúa mì. Những đợt bùng phát sâu bướm thường gắn liền với mùa mưa bắt đầu vào tháng 10. Ảnh: Visuals Unlimited/NPL.
Chim khâu mỏ đỏ
Những con chim khâu mỏ đỏ bay kín bầu trời ở các nước quanh sa mạc Sahara. Đây có lẽ là loài chim đông nhất thế giới với số lượng ước tính 1,5 tỷ cặp.
Chúng có hình dáng nhỏ giống chim sẻ và có chiếc mỏ đỏ đặc trưng. Loài chim này ăn hạt giống và ngũ cốc, tạo ra vấn đề lớn khi một đàn chim cả triệu con tấn công vụ mùa và ngốn hết hàng tấn ngũ cốc chỉ trong một lần sà xuống. Do đó, chúng còn được mệnh danh là "châu chấu có lông". Ảnh: Tony Heald/NPL.
Chim khâu mỏ đỏ
Những con chim khâu mỏ đỏ bay kín bầu trời ở các nước quanh sa mạc Sahara. Đây có lẽ là loài chim đông nhất thế giới với số lượng ước tính 1,5 tỷ cặp.
Chúng có hình dáng nhỏ giống chim sẻ và có chiếc mỏ đỏ đặc trưng. Loài chim này ăn hạt giống và ngũ cốc, tạo ra vấn đề lớn khi một đàn chim cả triệu con tấn công vụ mùa và ngốn hết hàng tấn ngũ cốc chỉ trong một lần sà xuống. Do đó, chúng còn được mệnh danh là "châu chấu có lông". Ảnh: Tony Heald/NPL.
Sên đất khổng lồ châu Phi
Những con sên đất châu Phi trưởng thành dài tới 20 cm. Chúng là loài lưỡng tính với cả bộ phận sinh dục đực và cái trên cơ thể, bởi vậy mỗi con sên có thể đẻ hàng nghìn quả trứng một năm. Chỉ sau 4 năm xuất hiện ở quần đảo Fiji, 20 tấn ốc sên đã được thu thập mỗi ngày. Thức ăn ưa thích của loài sên này là bắp cải, bí ngô và đậu. Chúng cũng ăn phân chuột và có thể mang sán kí sinh đe dọa sức khỏe con người. Ảnh: Tony Phelps/NPL.
Sên đất khổng lồ châu Phi
Những con sên đất châu Phi trưởng thành dài tới 20 cm. Chúng là loài lưỡng tính với cả bộ phận sinh dục đực và cái trên cơ thể, bởi vậy mỗi con sên có thể đẻ hàng nghìn quả trứng một năm. Chỉ sau 4 năm xuất hiện ở quần đảo Fiji, 20 tấn ốc sên đã được thu thập mỗi ngày. Thức ăn ưa thích của loài sên này là bắp cải, bí ngô và đậu. Chúng cũng ăn phân chuột và có thể mang sán kí sinh đe dọa sức khỏe con người. Ảnh: Tony Phelps/NPL.
Sứa lược
Sứa lược có hình dáng trong suốt rất khó phát hiện sinh sống ở vùng biển phía đông Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Chúng tràn vào Biển Đen vào những năm 1980 sau khi chui vào khoang chứa nước dằn của tàu buôn. Sứa lược tràn ngập khắp Biển Đen với đỉnh điểm là 400 con/m3 nước vào năm 1989 và ăn những động vật nhỏ vốn đóng vai trò nền tảng của chuỗi thức ăn như sinh vật phù du, ấu trùng loài nhuyễn thể và trứng cá. Ảnh: Nature Production/NPL.
Sứa lược
Sứa lược có hình dáng trong suốt rất khó phát hiện sinh sống ở vùng biển phía đông Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Chúng tràn vào Biển Đen vào những năm 1980 sau khi chui vào khoang chứa nước dằn của tàu buôn. Sứa lược tràn ngập khắp Biển Đen với đỉnh điểm là 400 con/m3 nước vào năm 1989 và ăn những động vật nhỏ vốn đóng vai trò nền tảng của chuỗi thức ăn như sinh vật phù du, ấu trùng loài nhuyễn thể và trứng cá. Ảnh: Nature Production/NPL.
Kiến
Có nguồn gốc từ phía tây châu Phi, kiến vàng theo chân các thuyền buôn tràn vào đảo Giáng Sinh ở Ấn Độ Dương lần đầu tiên vào năm 1930 và tiêu diệt 1/3 số cua đỏ bản xứ. Năm 2002, loài kiến này đã chiếm 30% diện tích rừng mưa nhiệt đới trên đảo. Một nghiên cứu năm 2005 ghi nhận mật độ kiến vàng cao nhất là 2.000 con/m2. Ảnh: Stephen Dalton/NPL.
Kiến
Có nguồn gốc từ phía tây châu Phi, kiến vàng theo chân các thuyền buôn tràn vào đảo Giáng Sinh ở Ấn Độ Dương lần đầu tiên vào năm 1930 và tiêu diệt 1/3 số cua đỏ bản xứ. Năm 2002, loài kiến này đã chiếm 30% diện tích rừng mưa nhiệt đới trên đảo. Một nghiên cứu năm 2005 ghi nhận mật độ kiến vàng cao nhất là 2.000 con/m2. Ảnh: Stephen Dalton/NPL.
Chuột
Từ năm 1980, đại dịch chuột ngày càng gia tăng ở Australia. Đợt hoành hành dữ dội nhất được ghi nhận vào năm 1993 khi thiệt hại do loài gặm nhấm này gây ra cho các nông dân ở bang Victoria và South Australia lên tới 64,5 triệu AUD. Chuột cái có thể đẻ trung bình 6 con/tháng và chuột con bắt đầu tìm thức ăn sau 5 tuần. Ảnh: Laurent Geslin/NPL.
Chuột
Từ năm 1980, đại dịch chuột ngày càng gia tăng ở Australia. Đợt hoành hành dữ dội nhất được ghi nhận vào năm 1993 khi thiệt hại do loài gặm nhấm này gây ra cho các nông dân ở bang Victoria và South Australia lên tới 64,5 triệu AUD. Chuột cái có thể đẻ trung bình 6 con/tháng và chuột con bắt đầu tìm thức ăn sau 5 tuần. Ảnh: Laurent Geslin/NPL.
Phương Hoa (theo BBC)