Đỉnh núi Mckinley, khu vực Bắc Mỹ Đỉnh Mckinley là nóc nhà của khu vực Bắc Mỹ, với vị trí cao nhất đạt 6.194 m so với mặt nước biển. Mckinley được chinh phục lần đầu vào năm 1913 bởi một nhóm các nhà leo núi, dẫn đầu là Hudson Stuck và Harry Karstens. Tuy nhiên, người đầu tiên trèo lên ngọn núi Mckinley một mình là Walter Harper, một người Alaska bản địa. Ảnh: Nic Maphee. Đỉnh Aconcagua, khu vực Nam Mỹ Là đỉnh núi cao nhất khu vực Nam Mỹ với chiều cao 6.959 m, đỉnh núi Aconcagua nằm trên dãy núi Andes, khu vực tỉnh Mendoza, Argetina. Đây được coi là đỉnh núi cao nhất bán cầu Nam và bán cầu Tây. Theo các nhà leo núi, Aconcagua là một đỉnh núi dễ leo nhất trong số các ngọn núi cao của thế giới. Những nhà leo núi không cần sử dụng các công cụ kỹ thuật như dây thừng, rìu chim, các chốt sắt. Aconcagua được chinh phục lần đầu vào năm 1897 trong một cuộc khảo sát của người Anh, dẫn đầu bởi Edward FitzGerald. Ảnh: team anconcagua. Đỉnh Elbrus, khu vực châu Âu Elbrus là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, nằm tại dãy Caucasus của Nga. Đỉnh núi cao nhất đo được có độ cao 5.642 m, bên cạnh đó là một đỉnh núi thấp hơn có độ cao gần 5.621 m. Elbrus có những dòng sông băng là nguồn cung cấp nước chính cho các con sông Baksan, Kuban và Malka. Ảnh: Juko FF. Đỉnh Everest, nóc nhà châu Á Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới, với độ cao 8.848 m so với mặt nước biển. Everest nằm tại khu vực Mahalangur của Himalayas. Khu vực dãy Himalayas cũng có rất nhiều các đỉnh núi cao trên 7.000 m như đỉnh Lhotse - 8.518m, đỉnh Nuptse - 7.855 m và đỉnh Changtse - 7.580 m. Đỉnh Everest được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1953, sau rất nhiều nỗ lực của nhóm leo núi người Anh. Tính đến nay, rất nhiều các nhà leo núi đã thành công trong việc chinh phục ngọn núi này. Tuy nhiên, số lượng người bỏ mạng trên các sườn núi của Everest cũng rất nhiều do nhiệt độ quá thấp, lở tuyết hoặc tình trạng thiếu oxi ở trên cao. Ảnh: shrimp 1967. Đỉnh Kilimanjaro, ngọn núi cao nhất châu Phi Kilimanjaro với ba miệng núi lửa Kibo, Mawenzi và Shira là ngọn núi cao nhất châu Phi, ở độ cao 5.895 m. Đỉnh núi thuộc cộng hòa Tanzania này được hình thành hàng triệu năm về trước, với các dư chấn gần nhất cách đây 200 năm. Đỉnh núi được chinh phục lần đầu bởi nhóm leo núi người Áo vào năm 1889, sau ba lần nỗ lực. Với phần chuẩn bị kĩ càng cùng với sự giúp đỡ của người dân địa phương, họ đã chạm tới nóc nhà của châu Phi này vào ngày 6/10/1989. Ảnh: Kyle Mijlof. Đỉnh Puncak Jaya, khu vực Châu Đại Dương Puncak Jaya hay còn được gọi là kim tự tháp Carstensz cao 4.884 m, nằm tại vùng cao nguyên trung tâm của tỉnh Papua, Indonesia. Ngọn núi được chinh phục khá muộn so với các nơi khác. Mãi cho tới năm 1962, một nhóm nhà leo núi người Áo đã đặt chân tới đỉnh núi. Puncak được đánh giá là một đỉnh núi khó leo nhất trên thế giới và du khách phải có giấy phép của chính quyền để được leo lên đây. Ảnh: Lebah Pelangi. Đỉnh Vinson Massif, khu vực châu Nam Cực Vinson Massif là đỉnh núi cao nhất khu vực Nam Cực, thuộc dãy Sentinel. Đỉnh Vinson đạt độ cao 4.892 m, được đặt tên vào năm 2006 theo tên của một chính trị gia người Mỹ, Carl Vinson. Người ta đã phát hiện ra đỉnh Vinson Massif vào năm 1958 và có những công trình khám phá đầu tiên vào năm 1966. Cho tới tháng 2/2010 thì có đến 1.400 nhà leo núi đã thành công trong việc chinh phục ngọn núi này. Ảnh: guatamwashere Xem thêm: 10 ngọn núi cao bậc nhất Việt Nam Minh ĐứcChiếc bánh mì baguette dài nhất thế giới Những quốc gia kẹt xe nhất thế giới