Hàn Quốc Tại xứ sở kim chi, bạn có thể tìm thấy một loại xà phòng đặc biệt trong nhà vệ sinh công cộng. Thay vì xà phòng đựng trong bình, nhiều nhà vệ sinh thay thế bằng một bánh xà phòng và gắn vào một thanh sắt treo trên tường. Khách cần chà tay vào miếng xà phòng này rồi rửa sạch bằng nước. Ảnh: Hwajangshil/Reddit Nhật Bản Một số nhà vệ sinh công cộng có nút bấm khẩn cấp màu cam (ảnh) và đôi khi du khách vẫn nhầm đó là nút xả nước. Nút bấm này có tác dụng gửi báo động đến an ninh để tới kiểm tra. Đây là thiết bị đặc biệt hữu ích đối với người cao tuổi, sức khỏe kém và những người cần trợ giúp trong tình huống bất ngờ. Ảnh: Retirementbonus Ngoài ra, tại nhiều nhà vệ sinh Nhật cũng có nút phát ra tiếng ồn trắng (nhiễu trắng) hoặc âm thanh nước chảy để người khác không thể nghe được các âm thanh của bạn khi sử dụng bên trong. Ảnh: Mikiezila/Reddit Nhật Bản, Thái Lan, Canada, Mỹ Tại những quốc gia này, bạn có thể gặp những nhà vệ sinh công cộng dành cho tất cả mọi giới tính, thay vì phân biệt nam-nữ. Những mô hình nhà vệ sinh này nhằm hỗ trợ những người có nhu cầu đặc biệt như người khuyết tật, người già yếu cần người hỗ trợ đi kèm và người chuyển giới. Nó cũng được coi là hữu ích với các bậc cha mẹ có con nhỏ (như mẹ dẫn theo con trai) và cần giúp con mình khi đi vệ sinh. Ảnh: Deposit Photos Nam Cực Các du khách chia sẻ rằng ở nơi lạnh giá nhất trái đất có nhà vệ sinh di động với tác dụng bảo vệ môi trường. Nhà vệ sinh này có khả năng đóng gói chất thải vào túi để bạn vứt chúng vào thùng rác sau khi... thải ra. Sau khi giải quyết xong "nỗi buồn", du khách cần ấn vào một nút để đóng gói "sản phẩm" của mình lại. Thời gian đóng gói mất khoảng 2 phút. Ảnh: DrZ Indonesia Tại xứ sở vạn đảo, theo quy tắc truyền thống, người dân dùng tay trái để làm những việc được coi là "không sạch sẽ" như đi vệ sinh, và tay phải để lấy đồ ăn, cúng dường... Vì vậy, nhiều người dân địa phương sẽ cảm thấy bạn thật thô lỗ nếu dùng "bàn tay vệ sinh" để đưa đồ đạc cho họ. Ảnh: Deposit Photos Anh Minh (Theo Bright Side)