Cực quang là những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc trên nền trời vào ban đêm. Cực quang diễn ra ở bắc bán cầu được gọi là bắc cực quang, còn ở nam bán cầu gọi là nam cực quang.
Cuối tháng 8 đến đầu tháng 4, du khách có thể đến Iceland để chiêm ngưỡng cực quang tại đỉnh núi Kirkjufell (ảnh) nằm trên bờ biển phía tây, vùng ngoại ô Reykjavík hay từ khu vực ngọn hải đăng Grotta. Ảnh: Babak Tafreshi.
Cực quang là những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc trên nền trời vào ban đêm. Cực quang diễn ra ở bắc bán cầu được gọi là bắc cực quang, còn ở nam bán cầu gọi là nam cực quang.
Cuối tháng 8 đến đầu tháng 4, du khách có thể đến Iceland để chiêm ngưỡng cực quang tại đỉnh núi Kirkjufell (ảnh) nằm trên bờ biển phía tây, vùng ngoại ô Reykjavík hay từ khu vực ngọn hải đăng Grotta. Ảnh: Babak Tafreshi.
Những ánh sáng kỳ ảo khi xuất hiện thường kèm theo tiếng rền rền, thì thào nghe rất lạ. Tại Mỹ, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4, du khách có thể nghe những âm thanh cùng ngắm quầng sáng xanh này tại thành phố Fairbanks (ảnh), bang Alaska. Khu vực này cách Bắc Cực 2 vĩ độ, gần cảng hàng không quốc tế và vườn quốc gia Denali. Ảnh: Alaska Tours.
Những ánh sáng kỳ ảo khi xuất hiện thường kèm theo tiếng rền rền, thì thào nghe rất lạ. Tại Mỹ, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4, du khách có thể nghe những âm thanh cùng ngắm quầng sáng xanh này tại thành phố Fairbanks (ảnh), bang Alaska. Khu vực này cách Bắc Cực 2 vĩ độ, gần cảng hàng không quốc tế và vườn quốc gia Denali. Ảnh: Alaska Tours.
Hiện tượng cực quang xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển. Canada được xem là thiên đường ngắm cực quang nhờ nằm trong vùng vĩ độ thấp và ít bị ô nhiễm ánh sáng.
Du khách có thể quan sát cực quang từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 4 tại hồ Prosperous (ảnh), Yellowknife, thủ phủ vùng tây bắc Canada. Với các khu vực như thị trấn Churchill, công viên Wood Buffalo hay vườn quốc gia Jasper, hiện tượng này diễn ra từ đầu tháng 8 đến tháng 5. Ảnh: Yellowknife Online.
Hiện tượng cực quang xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển. Canada được xem là thiên đường ngắm cực quang nhờ nằm trong vùng vĩ độ thấp và ít bị ô nhiễm ánh sáng.
Du khách có thể quan sát cực quang từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 4 tại hồ Prosperous (ảnh), Yellowknife, thủ phủ vùng tây bắc Canada. Với các khu vực như thị trấn Churchill, công viên Wood Buffalo hay vườn quốc gia Jasper, hiện tượng này diễn ra từ đầu tháng 8 đến tháng 5. Ảnh: Yellowknife Online.
Na Uy là một trong những nơi quan sát được Bắc cực quang đẹp nhất từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, với các dải lụa phát sáng màu xanh hoặc màu đỏ pha tím.
Tromsø (ảnh), khu đô thị lớn nhất ở miền bắc Na Uy là một trong những điểm thu hút du khách đến ngắm cực quang. Nơi đây có phong cảnh đẹp, vịnh hẹp tráng lệ và dãy núi Lyngen Alps, nằm cách vòng cực bắc khoảng 350 km. Ảnh: Traveladdicts.
Na Uy là một trong những nơi quan sát được Bắc cực quang đẹp nhất từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, với các dải lụa phát sáng màu xanh hoặc màu đỏ pha tím.
Tromsø (ảnh), khu đô thị lớn nhất ở miền bắc Na Uy là một trong những điểm thu hút du khách đến ngắm cực quang. Nơi đây có phong cảnh đẹp, vịnh hẹp tráng lệ và dãy núi Lyngen Alps, nằm cách vòng cực bắc khoảng 350 km. Ảnh: Traveladdicts.
Ngoài ra, đến các hòn đảo xa xôi thuộc quần đảo Lofoten, Na Uy, du khách còn được ngắm khung cảnh hoang sơ với những đỉnh núi phủ tuyết trắng, kèm theo đó là vũ điệu cực quang.
Nhiệt độ nước biển quần đảo Lofoten thường dao động ở mức thấp, nhưng vẫn có các tay lướt sóng tung mình dưới quầng sáng cực quang. Ảnh: Jamen Percy/Shutterstock.
Ngoài ra, đến các hòn đảo xa xôi thuộc quần đảo Lofoten, Na Uy, du khách còn được ngắm khung cảnh hoang sơ với những đỉnh núi phủ tuyết trắng, kèm theo đó là vũ điệu cực quang.
Nhiệt độ nước biển quần đảo Lofoten thường dao động ở mức thấp, nhưng vẫn có các tay lướt sóng tung mình dưới quầng sáng cực quang. Ảnh: Jamen Percy/Shutterstock.
Từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, du khách có thể ngắm cực quang trên khắp bầu trời Rovaniemi (ảnh), vùng Lapland, Phần Lan. Rovaniemi đóng vai trò là thị trấn cửa ngõ vào các công viên quốc gia gần đó, nơi mà vào mùa đông có thể nhìn thấy những hàng cây tuyết phủ băng giá. Ảnh: Civitatis.
Từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, du khách có thể ngắm cực quang trên khắp bầu trời Rovaniemi (ảnh), vùng Lapland, Phần Lan. Rovaniemi đóng vai trò là thị trấn cửa ngõ vào các công viên quốc gia gần đó, nơi mà vào mùa đông có thể nhìn thấy những hàng cây tuyết phủ băng giá. Ảnh: Civitatis.
Trong khi đó, thị trấn Kiruna nằm tại cực bắc Thụy Điển là cửa ngõ để vào các khu vực như khách sạn băng Ice Hotel, công viên quốc gia núi Abisko. Tất cả đều là nơi chiêm ngưỡng được cực quang, từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3. Ảnh: Kiruna Lapland.
Trong khi đó, thị trấn Kiruna nằm tại cực bắc Thụy Điển là cửa ngõ để vào các khu vực như khách sạn băng Ice Hotel, công viên quốc gia núi Abisko. Tất cả đều là nơi chiêm ngưỡng được cực quang, từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3. Ảnh: Kiruna Lapland.
Đảo Greenland là nơi thích hợp để thưởng thức vẻ đẹp cực quang từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 4. Nơi đây có sông băng Qaleraliq Glacier (ảnh) và những tảng băng trôi nhỏ ngay giữa mùa hè. Ảnh: Visit Greenland.
Đảo Greenland là nơi thích hợp để thưởng thức vẻ đẹp cực quang từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 4. Nơi đây có sông băng Qaleraliq Glacier (ảnh) và những tảng băng trôi nhỏ ngay giữa mùa hè. Ảnh: Visit Greenland.
Nam Bán cầu có ít địa điểm ngắm cực quang hơn Bắc bán cầu, trong đó Tasmania (ảnh) thuộc Australia và New Zealand là 2 nơi có thể chiêm ngưỡng cực quang ở đường chân trời phương Nam do nằm gần châu Nam Cực. Ảnh: Yuichi Takasaka.
Nam Bán cầu có ít địa điểm ngắm cực quang hơn Bắc bán cầu, trong đó Tasmania (ảnh) thuộc Australia và New Zealand là 2 nơi có thể chiêm ngưỡng cực quang ở đường chân trời phương Nam do nằm gần châu Nam Cực. Ảnh: Yuichi Takasaka.
Huỳnh Phương (Theo National Geographic)