Có một số lý do dẫn đến hiện tượng này.
Sang chấn tình dục
Xa lánh nửa kia có thể được dùng như một cơ chế đối phó sau sang chấn tình dục bởi các nạn nhân thường tự đổ lỗi cho mình về những gì đã xảy ra.
Bố mẹ lạnh nhạt
Quan hệ bố mẹ - con cái để lại dấu ấn mạnh mẽ đến đứa trẻ và ảnh hưởng đến mối quan hệ của nó lúc trưởng thành. Với nhiều người, việc không hòa hợp với bố mẹ sẽ dẫn đến các vấn đề với vợ/chồng sau này. Đặc biệt, nếu bị bố mẹ lạnh nhạt, đứa trẻ lớn lên sẽ tự ti, giao tiếp kém, thiếu khả năng giải quyết xung đột.
Nghiện tình dục
Đôi khi, chứng nghiện tình dục khiến một người không còn hứng thú với nửa kia của mình vì cho rằng anh/cô ấy không làm mình hài lòng. Kết quả, họ thu mình trước bạn đời và tìm kiếm sự thỏa mãn ở bên ngoài.
Để xác định một người có chán gần gũi hay không, bạn có thể căn cứ vào năm dấu hiệu sau đây.
Lúc nào cũng bận rộn
Người chán gần gũi thường viện cớ bận việc để hạn chế dành thời gian cho nửa kia của mình. Họ hay được coi là nghiện công việc và thường đạt kết quả tốt nơi công sở nhưng lại không hề cố gắng để có khoảng thời gian chất lượng bên người yêu hoặc vợ/chồng.
Tránh né quan hệ
Dù thấy nửa kia hấp dẫn, người chán gần gũi vẫn ngại quan hệ tình dục. Kể cả khi làm "chuyện ấy", họ cũng không tỏ ra hứng thú, nồng nhiệt.
Đổ lỗi cho nửa kia
Người chán gần gũi thích đổ lỗi cho nửa kia vì mọi vấn đề trong mối quan hệ. Họ có xu hướng coi nhẹ sự thiếu cam kết của mình và đẩy hết trách nhiệm cho người kia. Tới lúc bị chỉ ra sai sót, họ sẽ tìm cách chứng minh rằng nửa kia mới là nguồn gốc vấn đề.
Kiểm soát hoặc bạo hành
Những cá nhân thiếu cam kết về mặt tình cảm thường kiểm soát đối phương bằng cách giới hạn số người hoặc địa điểm mà người kia có thể ghé thăm. Họ cũng có thể kiểm soát về mặt tài chính, khiến đối phương phụ thuộc vào mình.
Kìm hãm cảm xúc
Cách rõ ràng nhất để biết nửa kia của mình có chán gần gũi không là kiểm tra xem liệu họ có kìm hãm cảm xúc. Các cảm xúc này không chỉ là yêu đương, hạnh phúc mà còn là sự giận dữ, thất vọng.
Chán gần gũi có thể dẫn đến hàng loạt hệ quả như stress, lo âu cho cả hai người. Nó khiến mối quan hệ rơi vào bế tắc, đem tới cảm giác như sống chung với người lạ, thậm chí ảnh hưởng đến những mối quan hệ sau này.
Tuy nhiên, chán gần gũi có thể được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Nếu muốn cứu mối quan hệ của mình, bạn cần nhận diện các dấu hiệu cảnh báo và trò chuyện với nửa kia của mình để tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.
Thu Nguyệt (Theo The Asian Parent)