Cầu Dã Viên bắc qua sông Hương được khởi công ngày 22/12/2009 với kinh phí hơn 730 tỷ đồng do Ban Đầu tư xây dựng giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Cầu dài 542,5 m, rộng 24,5 m với bốn làn xe và hai lề đường dành cho người đi bộ. Dọc theo thân cầu có sáu vọng lâu để người dân và du khách có thể ngồi hóng mát, ngắm cảnh.
Công trình được khánh thành cuối tháng 8/2012 đã giảm sức ép lưu lượng phương tiện qua cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền.
Cầu Dã Viên bắc qua sông Hương được khởi công ngày 22/12/2009 với kinh phí hơn 730 tỷ đồng do Ban Đầu tư xây dựng giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Cầu dài 542,5 m, rộng 24,5 m với bốn làn xe và hai lề đường dành cho người đi bộ. Dọc theo thân cầu có sáu vọng lâu để người dân và du khách có thể ngồi hóng mát, ngắm cảnh.
Công trình được khánh thành cuối tháng 8/2012 đã giảm sức ép lưu lượng phương tiện qua cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền.
Năm 2021, chính quyền TP Huế xây dựng tuyến đường đi bộ kết hợp kè bờ sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên lên đến chùa Thiên Mụ với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng. Tuyến đường dài 2,9 km, rộng 4,5 m, được lót đá granite, bố trí đèn chiếu sáng, ghế đá... để trở thành không gian công cộng dành cho người dân đi bộ và đạp xe.
5 năm qua, chính quyền TP Huế tiếp tục triển khai nhiều dự án để hoàn thiện tuyến đường đi bộ ở hai bên bờ sông Hương tạo không gian công cộng. Hơn 10 km đường đi bộ ven sông Hương cùng nhà vệ sinh công cộng được xây dựng.
Năm 2021, chính quyền TP Huế xây dựng tuyến đường đi bộ kết hợp kè bờ sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên lên đến chùa Thiên Mụ với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng. Tuyến đường dài 2,9 km, rộng 4,5 m, được lót đá granite, bố trí đèn chiếu sáng, ghế đá... để trở thành không gian công cộng dành cho người dân đi bộ và đạp xe.
5 năm qua, chính quyền TP Huế tiếp tục triển khai nhiều dự án để hoàn thiện tuyến đường đi bộ ở hai bên bờ sông Hương tạo không gian công cộng. Hơn 10 km đường đi bộ ven sông Hương cùng nhà vệ sinh công cộng được xây dựng.
Nhà ga T2 của sân bay Phú Bài kiểu kiến trúc cung đình Huế với các lớp mái chồng lên nhau, gồm hai tầng, một lửng, diện tích sàn xây dựng khoảng 22.380 m2. Việc xây mới ga T2 giúp nâng công suất sân bay Phú Bài từ 1,5 lên 5 triệu khách mỗi năm (trong đó 4 triệu khách nội địa), có thể phục vụ 2.500 khách giờ cao điểm.
Nhà ga T2 được khởi công tháng 12/2019, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 2.250 tỷ đồng, gần bằng 1/6 thu ngân sách nhà nước năm 2022 của Thừa Thiên Huế.
Công trình khánh thành tháng 6/2023 đã đẩy mạnh kết nối cố đô Huế với trong và ngoài nước. Một số tuyến bay quốc tế đi Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đã và đang được xúc tiến.
Nhà ga T2 của sân bay Phú Bài kiểu kiến trúc cung đình Huế với các lớp mái chồng lên nhau, gồm hai tầng, một lửng, diện tích sàn xây dựng khoảng 22.380 m2. Việc xây mới ga T2 giúp nâng công suất sân bay Phú Bài từ 1,5 lên 5 triệu khách mỗi năm (trong đó 4 triệu khách nội địa), có thể phục vụ 2.500 khách giờ cao điểm.
Nhà ga T2 được khởi công tháng 12/2019, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 2.250 tỷ đồng, gần bằng 1/6 thu ngân sách nhà nước năm 2022 của Thừa Thiên Huế.
Công trình khánh thành tháng 6/2023 đã đẩy mạnh kết nối cố đô Huế với trong và ngoài nước. Một số tuyến bay quốc tế đi Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đã và đang được xúc tiến.
Một sự kiện biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát sông Hương. Công trình nằm bên trong khuôn viên Học viện Âm nhạc Huế, được khởi công năm 2017 với kinh phí 178 tỷ đồng, hoàn thành tháng 3/2020, song đến tháng 8/2020 mới đưa vào sử dụng. Nhà hát sông Hương trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Một sự kiện biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát sông Hương. Công trình nằm bên trong khuôn viên Học viện Âm nhạc Huế, được khởi công năm 2017 với kinh phí 178 tỷ đồng, hoàn thành tháng 3/2020, song đến tháng 8/2020 mới đưa vào sử dụng. Nhà hát sông Hương trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế tại khu đô thị An Vân Dương thuộc phường An Đông, TP Huế rộng 8,62 hecta với tổng vốn đầu tư hơn 169 triệu USD. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung do Tập đoàn Aeon Mall Nhật Bản đầu tư.
Aeon Mall Huế cao 4 tầng và một tầng hầm với tổng diện tích cho thuê khoảng 51.000 m2. Trung tâm quy tụ khoảng 140 cửa hàng và các khu vui chơi - giải trí. Trong đó, 83 cửa hàng, chiếm khoảng 70% là các thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại Huế.
Công trình đưa vào sử dụng sau 18 tháng xây dựng đã tạo nên diện mạo mới cho khu đô thị mới An Vân Dương.
Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế tại khu đô thị An Vân Dương thuộc phường An Đông, TP Huế rộng 8,62 hecta với tổng vốn đầu tư hơn 169 triệu USD. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung do Tập đoàn Aeon Mall Nhật Bản đầu tư.
Aeon Mall Huế cao 4 tầng và một tầng hầm với tổng diện tích cho thuê khoảng 51.000 m2. Trung tâm quy tụ khoảng 140 cửa hàng và các khu vui chơi - giải trí. Trong đó, 83 cửa hàng, chiếm khoảng 70% là các thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại Huế.
Công trình đưa vào sử dụng sau 18 tháng xây dựng đã tạo nên diện mạo mới cho khu đô thị mới An Vân Dương.
Đường Phú Mỹ - Thuận An dài 4,2 km, rộng 36 m với 6 làn xe có tổng mức đầu tư hơn 370 tỷ đồng đưa vào sử dụng giữa năm 2024. Tuyến đường hoàn thành đã kết nối trung tâm TP Huế với phường Thuận An, tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng đầm phá, ven biển.
Đường Phú Mỹ - Thuận An dài 4,2 km, rộng 36 m với 6 làn xe có tổng mức đầu tư hơn 370 tỷ đồng đưa vào sử dụng giữa năm 2024. Tuyến đường hoàn thành đã kết nối trung tâm TP Huế với phường Thuận An, tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng đầm phá, ven biển.
Nhà máy nước sạch Vạn Niên được xây dựng với kinh phí gần 800 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho hơn 80% người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình nằm trên diện tích 13,5 ha ở phường Thủy Biều, TP Huế, được khởi công tháng 2/2021.
Giai đoạn một của dự án, nhà thầu xây dựng tất cả hạng mục, đảm bảo công suất 60.000 m3 nước mỗi ngày; giai đoạn hai dự kiến hoàn thành cuối năm nay, nâng công suất lên 120.000 m3 nước mỗi ngày.
Nhà máy đã chính thức vận hành, phát nước thương mại vào ngày 18/9/2023, đưa tổng công suất cấp nước sạch toàn tỉnh đạt 300.000 m3/ngày đêm.
Nhà máy nước sạch Vạn Niên được xây dựng với kinh phí gần 800 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho hơn 80% người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình nằm trên diện tích 13,5 ha ở phường Thủy Biều, TP Huế, được khởi công tháng 2/2021.
Giai đoạn một của dự án, nhà thầu xây dựng tất cả hạng mục, đảm bảo công suất 60.000 m3 nước mỗi ngày; giai đoạn hai dự kiến hoàn thành cuối năm nay, nâng công suất lên 120.000 m3 nước mỗi ngày.
Nhà máy đã chính thức vận hành, phát nước thương mại vào ngày 18/9/2023, đưa tổng công suất cấp nước sạch toàn tỉnh đạt 300.000 m3/ngày đêm.
Nhà máy điện rác Phú Sơn được xây dựng trên diện tích hơn 11 ha, có thể xử lý 600 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, tạo ra 12MW/h. Nhà máy nằm ở xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy, do Công ty Everbright Environment (Trung Quốc) xây dựng vào tháng 11/2021, tổng vốn đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng. Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác, tạo ra khoảng 93 triệu kWh mỗi năm.
Công trình được kỳ vọng giải bài toán xử lý rác thải cho tỉnh Thừa Thiên Huế, không làm ảnh hưởng đến môi trường. Một số bãi rác chôn lấp như Thủy Phương gây ô nhiễm môi trường cũng đóng cửa.
Nhà máy điện rác Phú Sơn được xây dựng trên diện tích hơn 11 ha, có thể xử lý 600 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, tạo ra 12MW/h. Nhà máy nằm ở xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy, do Công ty Everbright Environment (Trung Quốc) xây dựng vào tháng 11/2021, tổng vốn đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng. Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác, tạo ra khoảng 93 triệu kWh mỗi năm.
Công trình được kỳ vọng giải bài toán xử lý rác thải cho tỉnh Thừa Thiên Huế, không làm ảnh hưởng đến môi trường. Một số bãi rác chôn lấp như Thủy Phương gây ô nhiễm môi trường cũng đóng cửa.
Cầu vượt cửa biển Thuận An được khởi công tháng 3/2022, tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng. Cầu dài 2,36 km, rộng 20 m, 4 làn xe. Điểm đầu là đường Hoàng Sa, phường Thuận An, điểm cuối tại Cồn Đâu, xã Hải Dương, TP Huế. Đây là một trong những hạng mục của tuyến đường ven biển đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công trình nằm trong dự án giai đoạn một, xây dựng 7,7 km từ nút giao cầu Tam Giang đến cầu qua biển Thuận An, kết thúc tại nút giao quốc lộ 49A - quốc lộ 49B ở phường Thuận An, TP Huế.
Cầu dự kiến hoàn thành vào năm 2025, sẽ là động lực phát triển du lịch biển, đầm phá Tam Giang. Theo quy hoạch, phát triển kinh tế biển, du lịch biển là một trụ cột kinh tế của tỉnh.
Cầu vượt cửa biển Thuận An được khởi công tháng 3/2022, tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng. Cầu dài 2,36 km, rộng 20 m, 4 làn xe. Điểm đầu là đường Hoàng Sa, phường Thuận An, điểm cuối tại Cồn Đâu, xã Hải Dương, TP Huế. Đây là một trong những hạng mục của tuyến đường ven biển đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công trình nằm trong dự án giai đoạn một, xây dựng 7,7 km từ nút giao cầu Tam Giang đến cầu qua biển Thuận An, kết thúc tại nút giao quốc lộ 49A - quốc lộ 49B ở phường Thuận An, TP Huế.
Cầu dự kiến hoàn thành vào năm 2025, sẽ là động lực phát triển du lịch biển, đầm phá Tam Giang. Theo quy hoạch, phát triển kinh tế biển, du lịch biển là một trụ cột kinh tế của tỉnh.
Cảng Chân Mây nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc được đầu tư xây dựng 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910 m, khả năng thông quan 5-6 triệu tấn hàng hóa một năm. Các tuyến đường kết nối đến cảng này cũng đã được đầu tư hoàn thiện.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Thừa Thiên Huế được xác định là cảng biển loại I. Trong đó khu bến Chân Mây gồm các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho một số nước...
Cảng Chân Mây nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc được đầu tư xây dựng 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910 m, khả năng thông quan 5-6 triệu tấn hàng hóa một năm. Các tuyến đường kết nối đến cảng này cũng đã được đầu tư hoàn thiện.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Thừa Thiên Huế được xác định là cảng biển loại I. Trong đó khu bến Chân Mây gồm các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho một số nước...
Nằm ở phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện vùng cao A Lưới đa số là bà con dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều. Trong chiến tranh, huyện A Lưới nằm trên đường Hồ Chí Minh, là một trong những trận địa khốc liệt. Trước năm 2024, huyện A Lưới vẫn nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước.
Với việc quốc lộ 49 được mở rộng 4 làn xe đã giúp kết nối trung tâm TP Huế với huyện A Lưới dễ dàng hơn. Nhiều năm qua, kinh tế huyện A Lưới đã phát triển, hạ tầng có nhiều đổi thay. Năm 2024, huyện A Lưới đã thoát ra khỏi dánh sách 74 huyện nghèo của cả nước.
Ngày 31/10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương. Nếu được thông qua, Huế sẽ là thành phố thứ sáu trực thuộc trung ương, sau Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Nằm ở phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện vùng cao A Lưới đa số là bà con dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều. Trong chiến tranh, huyện A Lưới nằm trên đường Hồ Chí Minh, là một trong những trận địa khốc liệt. Trước năm 2024, huyện A Lưới vẫn nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước.
Với việc quốc lộ 49 được mở rộng 4 làn xe đã giúp kết nối trung tâm TP Huế với huyện A Lưới dễ dàng hơn. Nhiều năm qua, kinh tế huyện A Lưới đã phát triển, hạ tầng có nhiều đổi thay. Năm 2024, huyện A Lưới đã thoát ra khỏi dánh sách 74 huyện nghèo của cả nước.
Ngày 31/10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương. Nếu được thông qua, Huế sẽ là thành phố thứ sáu trực thuộc trung ương, sau Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Võ Thạnh