Tháng 6 hàng năm, Trung Quốc lại có kỳ thi tuyển sinh Đại học ở quy mô toàn quốc (còn gọi là Gaokao). Không chỉ là kỳ thi quan trọng nhất, Gaokao cũng là kỳ thi được đánh giá mức "khắc nghiệt" nhất thế giới bởi tỷ lệ chọi rất cao. Năm nay, kỳ thi được tổ chức ngày 7/6, với 9,4 triệu học sinh tham gia. Bởi tính chất khắc nghiệt, học sinh Trung Quốc buộc phải học hành cực kỳ chăm chỉ, hoặc dùng đến các thủ đoạn gian lận tinh vi bằng thiết bị kỹ thuật số. Điện thoại "cục gạch" (ảnh trên) là thiết bị thường xuyên được sử dụng. Chúng không như điện thoại thông thường mà đã bị can thiệp vào bảng mạch, từ đó có thể giúp thí sinh "tuồn" đề ra bên ngoài cũng như nghe lén đáp án. Chúng có thể được giấu tinh vi trên áo quần, những nơi khó bị phát hiện, hoặc được ngụy trang như những chiếc điện thoại thông thường nhằm qua mặt giám thị. Trường hợp trên bị phát hiện tại Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên). Những chiếc tai nghe nhỏ gọn, có thể kết nối không dây với các thiết bị nghe lén khác rất khó bị phát hiện. Những năm về trước, rất nhiều máy nghe lén bị phát hiện khi kỳ thi này diễn ra. Chúng được ngụy trang dưới dạng cục tẩy - vật dụng được phép mang vào phòng thi. Vật dụng này được rao bán khá nhiều trên mạng. Bút có gắn camera quay lén được sử dụng khá nhiều. Nhìn bên ngoài, chúng không khác chiếc bút thường là mấy. Chiếc thắt lưng này không khác so với thông thường, nhưng bên trong là bảng mạch giúp thí sinh đưa đề bài ra ngoài, cũng như nhận đáp án từ bên ngoài. Chiếc thắt lưng này bị phát hiện trong kỳ thi ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Ví tiền cũng là vật để ngụy trang các thiết bị quay cóp. Giày có gắn các mạch điện tử khiến các giám thị khó khăn trong việc phát hiện gian lận. Ngoài ra, đồng hồ đeo tay có gắn máy chiếu, đồng hồ thông minh hỗ trợ đọc văn bản và kết nối Internet, kính mắt gắn chip nghe lén... cũng được các thí sinh sử dụng để quay cóp bài. Xem tiếp trang sau Bảo Lâm