Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, sinh năm 1897 là hòa thượng phái Đại thừa.
Quê Khánh Hòa, năm lên bảy tuổi, Lâm Văn Tức xuất gia tu học với hòa thượng Thích Hoằng Thâm, vừa là thầy bản sư vừa là cậu ruột. Ông được hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết.
15 tuổi, Lâm Văn Tức thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi thụ Tỳ Kheo giới lấy tên là Thích Quảng Đức. Thọ giới xong, hòa thượng vào hòn núi Đất ở thị xã Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm. Về sau ông đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc.
Năm 1932, ông được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội Phật giáo Ninh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa.
Hai năm sau đó, ông rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng ông trụ trì là chùa Quan Thế Âm ở quận Phú Nhuận.
![Lời nguyện tâm quyết trước ngày tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: Mạnh Tùng.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2019/01/05/Phat-dan-2018-Tung-26-9782-1546679411.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8rvPNafHc8gj3cpEJNeZkQ)
Lời nguyện tâm quyết trước ngày tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ngày 11/6/1963, ông đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám) ở Sài Gòn nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.
Tấm ảnh chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây chú ý đặc biệt tới chính sách của Ngô Đình Diệm. Cùng năm, phóng viên Malcolm Browne của hãng tin AP đã giành giải thưởng ảnh báo chí thế giới cho tấm ảnh này.
Câu 3: Sư Thiện Chiếu là con đường nhỏ nằm ở trung tâm TP HCM. Trên con đường này có một ngôi chùa nổi tiếng nào?