Triển lãm mang chủ đề "Phú Xuân - Gia Định, Những dấu ấn lịch sử" giới thiệu 100 cổ vật cùng 200 tài liệu, hình ảnh từ thế kỷ 13 đến 20, được tìm thấy ở Huế và miền Nam. Triển lãm cung cấp cho công chúng góc nhìn về lịch sử hình thành của Phú Xuân - Huế, sự thành lập Gia Định - Sài Gòn và quá trình khai phá lãnh thổ về phương Nam.
Tại triển lãm, 85 cổ vật được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế lần đầu mang đến TP HCM trưng bày. Theo ông Nguyễn Đức Lộc, giám đốc bảo tàng, các hiện vật đều phản ánh quá trình Phú Xuân - Huế phát triển thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất Đàng Trong đến kinh đô thời nhà Nguyễn.
Triển lãm mang chủ đề "Phú Xuân - Gia Định, Những dấu ấn lịch sử" giới thiệu 100 cổ vật cùng 200 tài liệu, hình ảnh từ thế kỷ 13 đến 20, được tìm thấy ở Huế và miền Nam. Triển lãm cung cấp cho công chúng góc nhìn về lịch sử hình thành của Phú Xuân - Huế, sự thành lập Gia Định - Sài Gòn và quá trình khai phá lãnh thổ về phương Nam.
Tại triển lãm, 85 cổ vật được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế lần đầu mang đến TP HCM trưng bày. Theo ông Nguyễn Đức Lộc, giám đốc bảo tàng, các hiện vật đều phản ánh quá trình Phú Xuân - Huế phát triển thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất Đàng Trong đến kinh đô thời nhà Nguyễn.
Hiện vật xưa nhất tại triển lãm là hai viên gạch vồ niên đại thế kỷ 13 - 14, thời nhà Trần (1225 - 1400). Gạch được phát hiện tại huyện Quảng Điền, là di tích của thành Hóa Châu.
Vùng đất Huế sáp nhập vào lãnh thổ nước Việt năm 1306. Khi ấy vua Champa sai sứ tới vua Trần Anh Tông để cầu hôn công chúa Huyền Trân. Nhà vua bằng lòng và nhận hai châu Ô và Lý (nay là phần đất thuộc Huế - Đà Nẵng và một phần Quảng Nam) làm sính lễ. Năm 1307, nhà Trần đã đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa.
Hiện vật xưa nhất tại triển lãm là hai viên gạch vồ niên đại thế kỷ 13 - 14, thời nhà Trần (1225 - 1400). Gạch được phát hiện tại huyện Quảng Điền, là di tích của thành Hóa Châu.
Vùng đất Huế sáp nhập vào lãnh thổ nước Việt năm 1306. Khi ấy vua Champa sai sứ tới vua Trần Anh Tông để cầu hôn công chúa Huyền Trân. Nhà vua bằng lòng và nhận hai châu Ô và Lý (nay là phần đất thuộc Huế - Đà Nẵng và một phần Quảng Nam) làm sính lễ. Năm 1307, nhà Trần đã đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa.
Nhóm các mảnh gốm, sành, sứ có niên đại thế kỷ 17. Khoảng thời gian này, Huế mang tên Phú Xuân là thủ phủ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn trong thế kỷ 17-18.
Nhóm các mảnh gốm, sành, sứ có niên đại thế kỷ 17. Khoảng thời gian này, Huế mang tên Phú Xuân là thủ phủ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn trong thế kỷ 17-18.
Bộ sưu tập tiền đúc trong thời vua Quang Trung (trị vì 1788 - 1792), niên hiệu của danh tướng Nguyễn Huệ - vị vua thứ hai của nhà Tây Sơn.
Bộ sưu tập tiền đúc trong thời vua Quang Trung (trị vì 1788 - 1792), niên hiệu của danh tướng Nguyễn Huệ - vị vua thứ hai của nhà Tây Sơn.
Bộ sưu tập nắp và vò thời Nguyễn (1802 - 1945) còn nguyên vẹn. Các cổ vật trong triều đại Nguyễn cũng chiếm số lượng lớn tại triển lãm.
Bộ sưu tập nắp và vò thời Nguyễn (1802 - 1945) còn nguyên vẹn. Các cổ vật trong triều đại Nguyễn cũng chiếm số lượng lớn tại triển lãm.
Bộ xăm hường được chế tác đầu thế kỷ 20, là trò chơi dân gian ở Huế. Dưới triều Nguyễn đổ xăm hường được chơi phổ biến trong cung, dành cho các phi tần, hoàng tộc rồi lan truyền dần ra dân gian.
Bộ xăm hường được chế tác đầu thế kỷ 20, là trò chơi dân gian ở Huế. Dưới triều Nguyễn đổ xăm hường được chơi phổ biến trong cung, dành cho các phi tần, hoàng tộc rồi lan truyền dần ra dân gian.
Hai sắc phong cho bà Nguyễn Thị Tĩnh (trên) và ông Trần Văn Diệu, là cha mẹ của ông Trần Văn Năng. Sắc phong do vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) ban vào năm 1828.
Hai sắc phong cho bà Nguyễn Thị Tĩnh (trên) và ông Trần Văn Diệu, là cha mẹ của ông Trần Văn Năng. Sắc phong do vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) ban vào năm 1828.
Quỳnh Trần