Cơ trưởng Jeremy (trái) và Nick Hart (phải) là anh em sinh đôi, chào đời cách nhau 30 phút. Họ cùng làm phi công của British Airways, lái chiếc A320 khai thác các chặng bay ngắn. Vào tháng 10/2017, họ đón sinh nhật lần thứ 60 bên nhau, cùng lúc điều khiển hai chiếc máy bay và hạ cánh xuống sân bay Heathrow (London, Anh) cách nhau đúng 30 giây. Đó cũng là chuyến bay cuối cùng của cặp sinh đôi trước khi họ về hưu. Jeremy chọn chuyến bay cuối cùng trong sự nghiệp từ Geneva, Thụy Sĩ vì đây là điểm đến đầu tiên của ông khi bắt đầu sự nghiệp phi công. Ảm: British Airways Jeremy (trái) gia nhập hãng British Airways vào năm 1987. Nick (phải) làm việc cho British Midland, hãng này sau đó cũng được sáp nhập với British Airways vào năm 2012. Họ có gần 45.000 giờ bay, cùng làm việc chung với nhau trên bầu trời trong 3,5 năm, chở hơn hai triệu hành khách trước khi về hưu. Họ nhìn khá giống nhau về ngoại hình, giọng nói nên nhiều người bị nhầm lẫn. Nick cho biết trước đây Jeremy chưa bao giờ kể với đồng nghiệp rằng mình có một người anh em sinh đôi đang bay cho British Midland. Một lần, khi đang ở sân bay Heathrow, một phi công của British Airways, nơi Jeremy đang làm, đi nhanh đến bên Nick, và hỏi anh rằng: "Cậu nghĩ cái quái quỷ gì mà lại mặc đồng phục phi công của British Midland thế?". Nick đã phải mất một lúc để giải thích với người kia rằng mình không phải là Jeremy. Ảnh: Nicholas Hart Khi cả hai làm chung hãng, Jeremy có nhiều trải nghiệm thú vị. "Tôi liên tục bị nhầm thành anh trai mình. Trong một chuyến bay, tôi bị cơ phó liên tục gọi là Nick. Thậm chí, tôi được những đồng nghiệp khác ôm hôn, vì họ nghĩ tôi là Nick. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là điều tệ", Jeremy nói. Ảnh: Stuart Bailey/PA Wire Khi nhìn vào buồng lái của chuyến bay mang số hiệu 466 của Delta từ sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ, họ tưởng mình hoa mắt vì nhìn thấy hai phi công giống hệt nhau. Nhưng thật ra đó là cặp sinh đôi John (phải) và Tony Vivinetto. Ảnh: Delta John và Tony cùng nhau điều khiển từ A330 đến B737-400, với hơn 30 năm sát cánh trên bầu trời. John cho biết, trong các cuộc họp ngắn trước mỗi chặng bay cùng phi hành đoàn, mọi người đều thể hiện vẻ mặt như cố nín cười khi thấy hai anh em. "Đó là điều mà chúng tôi gặp phải suốt cả đời", ông chia sẻ. Ảnh: @flyingfahans/Instagram Ngày 7/12/2019, ở tuổi 24, cặp sinh đôi Lexie và Emily Wilson đã chính thức vượt qua kỳ thi thực hành bay tại sân bay Quốc tế Austin-Bergstrom tại Texas, Mỹ và nhận chứng chỉ phi công lái máy bay tư nhân. Cả hai đều là "con nhà nòi" khi gia đình có truyền thống trong ngành hàng không. Ảnh: Flying Magazine Điều khiến Lexie (phải) trở thành phi công là bố mình và sự nghiệp chinh phục bầu trời của ông. "Ông ấy cho tôi nhìn thấy tận mắt cuộc sống trong buồng lái là như thế nào. Tôi nhớ ông ấy đã hạnh phúc như thê nào khi đi làm về, và bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ông ấy đều nở nụ cười tươi tắn. Tôi biết ông ấy đang được làm điều mà ông ấy thích và tôi muốn mình tìm được điều gì đó khiến tôi mỉm cười giống bố mình", Lexie cho hay. Còn với Emily, bay luôn là điều khiến cô mê mẩn. Khi còn nhỏ, cô thường xuyên được bố dẫn lên chiếc máy bay một động cơ của ông và cảm thấy say mê với nó. Nhưng mong ước trở thành phi công chỉ đến với Emily khi cô trở thành hành khách trên chuyến bay mà bố là cơ trưởng. Ảnh: Flying Magazine Những cặp sinh đôi cùng làm phi công Cặp chị em sinh đôi bắt đầu khóa huấn luyện bay toàn thời gian để trở thành phi công thương mại từ tháng 1 tại trường đào tạo bay ở Phoenix, Arizona. Video: ATP Flight School Có bố là phi công, mẹ là giáo viên huấn luyện bay nên cặp sinh đôi Timothy và Phill Entwisle không gây bất ngờ khi nối nghiệp phi công. Đánh dấu mốc 30 tuổi, hai anh em lập nên một lịch sử mới: trở thành cặp song sinh đầu tiên của hãng Qantas bay chung buồng lái. Chặng đầu tiên của họ làm việc cùng nhau là Sydney, Australia - Johannesburg, Nam Phi vào tháng 6/2018. Ảnh: News Corp Australia Phill cho biết, được trả tiền để ngồi trên độ cao 12.000 m và bay tới các nơi trên thế giới là điều thú vị. Và có thể chia sẻ trải nghiệm đó cùng người anh em sinh đôi còn tuyệt diệu hơn nhiều lần. Ảnh: News Corp Australia Hai anh em được mẹ dạy bay trên chiếc Cessna nhỏ từ năm 2007. Và giờ, họ cùng điều khiển Boeing 747. Cả hai cũng từng bay chung với bố, ông Roo Entwisle (áo kẻ) - người cũng làm phi công cùng hãng với hai con và đã nghỉ hưu. "Nhìn chúng điều khiến trên chiếc máy bay tôi từng lái là một điều thực sự rất tự hào", bố của cặp song sinh cho biết. Hai anh em cũng nói rằng, việc ngồi chung buồng lái với bố là điều thực sự đặc biệt. Hai phi công song sinh có một người em trai nữa, người trở thành nhà khoa học vật lý. Ảnh: 9News Trên ảnh là hai anh em sinh đôi Liu Ke (trái) và Liu Xin, chụp ảnh gần một chiếc máy bay của China Southern Airlines vào ngày 16/10/2018. Ảnh: Zhang Yao/China News Service Hai phi công sinh năm 1987, từ nhỏ đều mơ ước thành phi công. Sau khi tốt nghiệp trung học, họ cùng thi vào Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc và trở thành phi công của China Southern Airlines. Ảnh: Zhang Yao/China News Service Anh Minh (Tổng hợp) Nhà hàng toàn nhân viên sinh đôi Ngôi làng khiến du khách hoa mắt vì nhà cửa quá giống nhau 10 điểm đến giống nhau như anh em sinh đôi 8 bí mật trong nghề của nữ phi công Thụy Điển Nơi phi công phải hạ cánh dù không thấy đường băng Phi công tạo bất ngờ cho bố mẹ trên chuyến bay từ Việt Nam