> Chiêm ngưỡng thiên hà rực rỡ trên Google Earth
> Những hình ảnh phi lý và kỳ vĩ trên Google Earth
Nhờ kính viễn vọng Hubble, người ta có thể nhìn thấy hai thiên hà xoắn ốc đang dịch chuyển qua nhau. Theo các nhà du hành, đây là cặp nhảy duyên dáng trên vũ trụ, cuốn theo dải sao lấp lánh khổng lồ.
Thiên hà Sombrero có phần lõi rực sáng tạo nên phần đỉnh cùa chiếc mũ rộng vành, còn vành mũ chính là vòng tròn bụi.
Thiên hà này cách Trái Đất 70 triệu năm ánh sáng, là một trong những thiên hà lớn nhất mà Hubble ghi hình được. Hai đường cuộn không giao vào nhau ở trung tâm mà chỉ chạy qua tâm. Khoảng cách giữa hai đầu của thiên hà là 150 triệu năm ánh sáng.
Túi khi và bụi khổng lồ này được chiếu sáng bởi những ngôi sao gần đó có tên tinh vân Carina. Người ta ví đây là kiệt tác của tạo hóa có những màu sắc, đường xoáy, chuyển động đầy nghệ thuật... như tranh Jackson Pollock vẽ.
Dải sắc màu này giống như làm khói bay lên sau buổi trình diễn pháo hoa. Thực ra đây là những gì còn lại sau một vụ nổ ở một thiên hà gần đó (còn gọi là sao băng).
Đây cũng là một vụ nổ sao được ghi lại trong Google Earth theo dòng thời gian (timeline).
Đây là một trong những hình ảnh sắc nét nhất về thiên hà lốc xoáy. Các "cánh tay" của nó tạo ra những chùm sao mới khi trọng lực nén khi hydro.
Hình ảnh ngoạn mục về tinh vân đại bàng (Eagle Nebula) này cũng do Hubble chụp lại. Nó còn được gọi là "tiền thân" của sao vì mới chỉ là một hỗn hợp khí.
Tinh vân Cone này giống như một đỉnh núi nhô lên trên màn trời đêm. Khi những hình ảnh về nó lần đầu tiên xuất hiện, nhiều người còn gọi đó là tinh vân Jesus vì họ tin rằng sẽ thấy mặt chúa trong bức tường khổng lồ của vũ trụ.
"Mắt mèo" khá kỳ lạ với các điểm xoáy, màu sắc, ánh lửa... của nó được coi là một trong những tinh vân phức tạp nhất. Các du hành gia cho rằng một hệ thống có hai sao mới làm nên cấu trúc độc đáo như thế.
T.H. (theo PC World)