Từng dạy tiếng Anh tại Học viện quốc tế EF (EF Academy) có chi nhánh ở hơn 50 quốc gia, thầy giáo Tom Garbarino tiếp xúc với người học tiếng Anh trên khắp thế giới. Theo ông, mỗi quốc gia, châu lục với đặc trưng về văn hóa, trình độ riêng nên có tính cách, phương pháp học tập khác nhau.

Thầy giáo Tom Garbarino. Ảnh: NVCC.
- Ông đánh giá thế nào về khả năng ngoại ngữ của học sinh Việt Nam?
- Từng gặp gỡ, dạy tiếng Anh cho nhiều người Việt Nam, tôi nhận thấy, phần lớn các em đều chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Với riêng tiếng Anh, nhiều học sinh không lợi thế trong kỹ năng nói, còn lúng túng khi đứng trước lớp thuyết trình, phát biểu hay cả khi nói chuyện với bạn bè.
- Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến nhiều người nói tiếng Anh chưa tốt dù rất chăm chỉ?
- Việc chỉ đặt mục tiêu những người xung quanh hiểu mình là cách học tiếng Anh sai lầm. Nhiều học sinh cho rằng ngữ âm không quan trọng và quá khó để nói chuẩn bởi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Vì vậy, họ chấp nhận nói tiếng Anh kiểu "bồi" miễn sao người đối diện hiểu được và không quan tâm nhiều đến phát âm chuẩn. Chẳng hạn, nếu phát âm không tốt, một số người sẽ nói câu "I love Vietnamese food" (Tôi yêu đồ ăn Việt Nam) thành "I love Vietnamese foot" (Tôi yêu bàn chân Việt Nam). Người nghe hẳn bối rối nhưng cũng luận ra nội dung chính của câu nói trên nhờ ngữ cảnh. Lỗi sai có thể hài hước như thế, nhưng cũng có khi nghiêm trọng đến mức làm bạn mất đi cơ hội học tập, làm việc quý giá.
- Vì sao tiêu chí coi trọng người xung quanh hiểu mình lại không phù hợp với việc học ngoại ngữ?
- Mục tiêu này đúng, nhưng nhiều người bị hiểu sai khái niệm những "người xung quanh". Ở Việt Nam, bạn sử dụng tiếng Anh với những người Việt khác và một lượng nhỏ người nước ngoài sinh sống, làm việc tại đây. Những "người xung quanh" này đều quen với tiếng Anh kiểu Việt Nam nên chấp nhận và hiểu được những lỗi sai đặc trưng ấy, chẳng hạn như thiếu âm đuôi (ending sound) hay nhầm lẫn âm /ʃ/ và /s/. Là một người nước ngoài, khi mới tới đây, tôi cảm thấy bối rối với những giọng Anh kiểu Việt của nhiều người xung quanh. Tuy nhiên, tôi không thể yêu cầu họ nói đúng mà phải thông cảm, tự thay đổi khả lăng lắng nghe của bản thân để giao tiếp hiệu quả.
Nhưng khi bạn học tập, làm việc hay đi du lịch tới các quốc gia như Anh, Mỹ, Australia, người bản địa sẽ không thông cảm cho những lỗi sai này. Chính bản thân người Việt Nam đến đây phải tự hoàn thiện khả năng giao tiếp của mình và còn phải thích nghi với văn hóa ngôn ngữ ngoại quốc. Nhiều học viên của tôi, dù rất tự tin trước khi du học nhờ thường xuyên nói chuyện với người nước ngoài tại Việt Nam, vẫn bị sốc ngôn ngữ, từ đó mất tự tin, cô độc trong môi trường mới. Như vậy, môi trường "người xung quanh" đã thay đổi - trở nên khó tính hơn, nên nếu không chuẩn ngữ âm, các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để giao tiếp hiệu quả.
- Ông có gợi ý gì để người học tiếng Anh tại Việt Nam có thể cải thiện được vấn đề ngữ âm?
- Nếu hiểu đúng tầm quan trọng của ngữ âm, các bạn sẽ có ý thức luôn nói chuẩn bằng nhiều cách khác nhau. Một môi trường chỉ có tiếng Anh chuẩn, chẳng hạn như tiếp xúc thường xuyên với người bản ngữ sẽ giúp học sinh quen dần với cách phát âm, ngữ điệu hay diễn đạt đặc trưng. Bên cạnh đó, những chương trình trực tuyến giảng dạy ngữ âm chuẩn cũng giúp sửa sai phát âm hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí và linh hoạt thời gian hơn.

Những phần mềm chỉ rõ lỗi sai đến từng ký tự giúp người học chuẩn hóa phát âm của mình.
- Chương trình dạy tiếng Anh trực tuyến giúp học viên khắc phục lỗi sai theo cách nào khi không có mặt thầy cô lắng nghe trực tiếp và giúp sửa sai?
- Hiện nay, nhiều mô hình giáo dục trực tuyến tích hợp những công cụ tiện ích có thể làm tốt điều này. Điển hình là chương trình tại English4u.com.vn với công nghệ nhận diện phát âm có thể phân tích và chỉ ra lỗi sai phát âm của học viên chính xác đến từng ký tự từ. Người dùng khi nhập bất cứ đoạn văn bản nào sẽ được nghe cách nói chuẩn, luyện nói lại để hệ thống ghi âm lại rồi trả về kết quả phân tích đã nói đúng, sai ở những ký tự nào. Ví dụ, với từ "wife" /waɪf/, nhiều người Việt có thói quen bỏ âm cuối /f/ và nói thành /waɪ/ - phiên âm của "why", hệ thống sẽ chỉ ra lỗi sai bạn vừa mắc phải để chỉnh sửa.
Chính vì môi trường giảng dạy nghiêm khắc, người dùng buộc phải nói đúng tất cả âm tiết của từ ngữ, câu văn nếu muốn được duyệt thông qua. Phương pháp này mang lại hiệu quả tương tự như việc trước mắt bạn là một giáo viên bản ngữ khó tính, cầu toàn. Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp một loạt bài giảng về cách phát âm chuẩn, bí quyết luyện giao tiếp trôi chảy, tự nhiên do các chuyên gia ngôn ngữ trực tiếp hướng dẫn.

Luyện giao tiếp "ảo" cải thiện ngữ âm, vốn từ và cả khả năng phản xạ của người nói.
- Cùng với việc nói đúng âm tiết, người dùng có thể luyện giao tiếp hay bổ sung thêm các mẫu câu bằng phương pháp nào?
- Mỗi học viên còn được luyện giao tiếp, rèn phản xạ với nhân vật "ảo" trong nhiều tình huống sẵn có trên website. Nội dung các bài thoại được xây dựng dựa theo định hướng của khung tham chiếu châu Âu (CEFR) với lượng từ, mẫu câu phong phú. Công nghệ nhận diện phát âm cũng được tích hợp ở phần luyện giao tiếp nên người dùng vẫn phải chỉn chu trong từng âm tiết của mình, từ đó khả năng nói tiếng Anh tiến bộ lên từng ngày.
- Ông có lời khuyên gì cho người học tiếng Anh, đặc biệt là những trường hợp muốn xây dựng lại nền tảng ngữ âm cơ bản, luyện giao tiếp?
- Với bất kỳ phương pháp nào, người học cần có tinh thần học tập chủ động và hiểu đúng tầm quan trọng của phát âm chuẩn. Tiếp đó là phương pháp, môi trường rèn luyện phù hợp với điều kiện bản thân để yên tâm học tập trong thời gian dài. Với riêng giao tiếp tiếng Anh, các em không nên xấu hổ vì lỗi sai phát âm mà phải dũng cảm nói nhiều, luyện tập chủ động để được chỉ lỗi sai và quyết tâm khắc phục, hoàn thiện khả năng phát âm.
Y Vân