Kỷ niệm 65 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945), TP HCM đã tổ chức triển lãm "65 năm - Nam Bộ thành đồng" tại công trường Lam Sơn (quận 1, TP HCM).
VnExpress.net, ghi lại những bức ảnh lịch sử hào hùng của Sài Gòn, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
21 ngày sau khi Hồ Chủ tịch đọc tuyên ngôn độc lập, ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh và Nhật, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ, nhân dân Sài Gòn - Gia Định đồng lòng đứng lên kháng chiến. |
Nóp và chông - những vũ khí đánh giặc của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu kháng chiến vào tháng 9 năm 1945. |
Lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định tại chiến khu An Phú Đông - Hóc Môn sẵn sàng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1948. |
Ngày 9/1/1950, học sinh Trần Văn Ơn (1931-1950) hy sinh trong phong trào đấu tranh sôi sục của học sinh, sinh viên Sài Gòn chống sự đàn áp của thực dân Pháp. Ngày này trở thành ngày truyền thống của học sinh, sinh viên Việt Nam. |
Ngày 19/3/1950, hàng vạn đồng bào xuống đường tuần hành chính trị phản đối 2 tàu chiến Mỹ Anderson và Sticker cập cảng Sài Gòn. Ngày này đã đi vào lịch sử, trở thành ngày toàn quốc chống Mỹ. |
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ nhảy vào miền Nam dựng lên chế độ tay sai Ngô Đình Diệm, đàn áp phong trào cách mạng. Từ năm 1960, phong trào Đồng Khởi bùng lên ở Bến Tre rồi nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam. |
Quần chúng nhân dân và phật tử biểu tình chống sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm trên đường phố Sài Gòn, năm 1963. |
Thanh niên miền Nam hăng hái lên đường tòng quân giết giặc. |
Du kích Củ Chi dùng bom đạn lép chế mìn tự tạo để đánh giặc. |
... thiếu nhi cũng tham gia vót chông bảo vệ căn cứ Trung ương Cục miền Nam. |
11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng chiếm Phủ tổng thống sào huyệt cuối cùng của quân địch tại Sài Gòn. |
Đất nước trọn niềm vui thống nhất. |
Vĩnh Phú