Mới đây, truyền thông xôn xao về video quay một người đàn ông khoảng 50 tuổi đang chặt cây trong rừng rậm Amazon, mang theo cung tên để săn thú lấy thịt. Người này được xác định là người sống sót cuối cùng của một bộ tộc trong rừng Amazon, sau vụ thảm sát thổ dân của những người khai hoang vào năm 1995, theo Guardian. Ảnh: Funai.
Mới đây, truyền thông xôn xao về video quay một người đàn ông khoảng 50 tuổi đang chặt cây trong rừng rậm Amazon, mang theo cung tên để săn thú lấy thịt. Người này được xác định là người sống sót cuối cùng của một bộ tộc trong rừng Amazon, sau vụ thảm sát thổ dân của những người khai hoang vào năm 1995, theo Guardian. Ảnh: Funai.
Bộ lạc Sentinelese
Những người Sentinelese sống tách biệt ở hòn đảo Bắc Sentinel trên vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. Họ cự tuyệt mọi nỗ lực tiếp xúc từ thế giới bên ngoài. Theo Survival International, tổ tiên của bộ lạc này có thể đã sống trên hòn đảo trong khoảng 60.000 năm.
Họ đã sống sót qua thảm họa sóng thần năm 2004, được phát hiện khi bắn tên vào một chiếc trực thăng cứu hộ bay tầm thấp tới gần hòn đảo. Ảnh: Christian Caron.
Bộ lạc Sentinelese
Những người Sentinelese sống tách biệt ở hòn đảo Bắc Sentinel trên vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. Họ cự tuyệt mọi nỗ lực tiếp xúc từ thế giới bên ngoài. Theo Survival International, tổ tiên của bộ lạc này có thể đã sống trên hòn đảo trong khoảng 60.000 năm.
Họ đã sống sót qua thảm họa sóng thần năm 2004, được phát hiện khi bắn tên vào một chiếc trực thăng cứu hộ bay tầm thấp tới gần hòn đảo. Ảnh: Christian Caron.
Bộ tộc du mục Kawahiva
Những người khai thác gỗ lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của bộ tộc Kawahiva vào năm 1999, nhưng chưa rõ có bao nhiêu người. Người Kawahiva ít tiếp xúc với các bộ lạc bản địa khác hay những người từ thế giới hiện đại, sống sót qua nhiều cuộc tấn công diệt chủng. Họ vẫn phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ những người khai thác gỗ và nông dân. Ảnh: Funai.
Bộ tộc du mục Kawahiva
Những người khai thác gỗ lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của bộ tộc Kawahiva vào năm 1999, nhưng chưa rõ có bao nhiêu người. Người Kawahiva ít tiếp xúc với các bộ lạc bản địa khác hay những người từ thế giới hiện đại, sống sót qua nhiều cuộc tấn công diệt chủng. Họ vẫn phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ những người khai thác gỗ và nông dân. Ảnh: Funai.
Bộ tộc Jarawa
Jarawa là những người bản địa của quần đảo Andaman, Ấn Độ. Họ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ thế giới bên ngoài, đặc biệt là dự án đường cao tốc chạy xuyên qua lãnh thổ của họ - đưa hàng nghìn du khách tới đây trên những chuyến xe ôtô. Ảnh: Only Tribal.
Bộ tộc Jarawa
Jarawa là những người bản địa của quần đảo Andaman, Ấn Độ. Họ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ thế giới bên ngoài, đặc biệt là dự án đường cao tốc chạy xuyên qua lãnh thổ của họ - đưa hàng nghìn du khách tới đây trên những chuyến xe ôtô. Ảnh: Only Tribal.
Năm 2012, một du khách Anh ghi lại cảnh phụ nữ và đàn ông Jarawa nhảy múa mua vui, trong khi du khách ném tiền, chuối và thức ăn vào họ. Dư luận đã chỉ trích mạnh mẽ mô hình vườn thú người này, buộc chính phủ Ấn Độ phải can thiệp bảo vệ bộ tộc này, theo Times of India. Ảnh: India Legal.
Năm 2012, một du khách Anh ghi lại cảnh phụ nữ và đàn ông Jarawa nhảy múa mua vui, trong khi du khách ném tiền, chuối và thức ăn vào họ. Dư luận đã chỉ trích mạnh mẽ mô hình vườn thú người này, buộc chính phủ Ấn Độ phải can thiệp bảo vệ bộ tộc này, theo Times of India. Ảnh: India Legal.
Bộ tộc Dani
Người Dani sống trên những cao nguyên của Tây New Guinea, Indonesia. Richard Archbold, một nhà hảo tâm người Mỹ, vô tình phát hiện ra họ trong chuyến thám hiểm năm 1983. Ảnh: Sun.
Bộ tộc Dani
Người Dani sống trên những cao nguyên của Tây New Guinea, Indonesia. Richard Archbold, một nhà hảo tâm người Mỹ, vô tình phát hiện ra họ trong chuyến thám hiểm năm 1983. Ảnh: Sun.
Người Dani nổi tiếng với bản sắc văn hóa kỳ lạ, đặc biệt là tục cắt đốt ngón tay khi người thân qua đời. Trong ảnh là đàn ông và phụ nữ Dani cầm giáo tham gia Festival Thung lũng Baliem. Ảnh: Sun.
Người Dani nổi tiếng với bản sắc văn hóa kỳ lạ, đặc biệt là tục cắt đốt ngón tay khi người thân qua đời. Trong ảnh là đàn ông và phụ nữ Dani cầm giáo tham gia Festival Thung lũng Baliem. Ảnh: Sun.
Bộ tộc Lacandon
Thổ dân Lacandon sống trong rừng rậm Lacandon, thuộc bang Chiapas, Mexico. Tới năm 2015, bộ tộc này còn dưới 300 người, đây chính là hậu duệ của người Maya cổ đại. Ảnh: Renue Magazine.
Bộ tộc Lacandon
Thổ dân Lacandon sống trong rừng rậm Lacandon, thuộc bang Chiapas, Mexico. Tới năm 2015, bộ tộc này còn dưới 300 người, đây chính là hậu duệ của người Maya cổ đại. Ảnh: Renue Magazine.
Họ cắt đứt toàn bộ liên lạc với thế giới bên ngoài, tự gọi mình là Hack Winik, có nghĩa là Con người Đích thực. Ảnh: Matador Network.
Họ cắt đứt toàn bộ liên lạc với thế giới bên ngoài, tự gọi mình là Hack Winik, có nghĩa là Con người Đích thực. Ảnh: Matador Network.
Bộ tộc Mashco-Piro
Người Mashco-Piro sống trong rừng rậm Peru, được biết đến với cuộc sống tách biệt với bên ngoài. Tuy nhiên, họ bắt đầu xuất hiện tại những khu vực đông dân cư ven thượng nguồn sông Madre de Dios từ năm 2015. Theo Guardian, đây là hệ quả đáng buồn của nạn khai thác gỗ và vận chuyển ma túy trái phép, khiến bộ tộc này phải đụng độ với tội phạm từ thế giới hiện đại. Ảnh: Sun.
Bộ tộc Mashco-Piro
Người Mashco-Piro sống trong rừng rậm Peru, được biết đến với cuộc sống tách biệt với bên ngoài. Tuy nhiên, họ bắt đầu xuất hiện tại những khu vực đông dân cư ven thượng nguồn sông Madre de Dios từ năm 2015. Theo Guardian, đây là hệ quả đáng buồn của nạn khai thác gỗ và vận chuyển ma túy trái phép, khiến bộ tộc này phải đụng độ với tội phạm từ thế giới hiện đại. Ảnh: Sun.
Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất cho bộ tộc bị cô lập này chính là những bệnh tật thông thường cúm hoặc cảm lạnh, do họ có ít hoặc không có sức đề kháng. Ảnh: Ronald Reategui.
Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất cho bộ tộc bị cô lập này chính là những bệnh tật thông thường cúm hoặc cảm lạnh, do họ có ít hoặc không có sức đề kháng. Ảnh: Ronald Reategui.
Phạm Huyền